Những yếu tố quyết định đến chiều cao ở con người
Trong 18 - 20 năm đầu đời, cơ hội phát triển chiều cao là vô cùng quý báu. Chiều cao lý tưởng không chỉ mang lại lợi thế về mặt sức khỏe mà còn giúp tạo điểm tự tin và mở ra nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Để đảm bảo mình sẽ có chiều cao tốt khi trưởng thành, việc chăm sóc sức khỏe và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể là điều quan trọng.
Những yếu tố quyết định đến chiều cao ở con người
Di truyền
Gen di truyền là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống xương của mỗi người cũng như ảnh hưởng đến khả năng phát triển của xương. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định mà chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ. Trên thực tế, rất nhiều bạn có di truyền thấp lùn từ bố mẹ nhưng lại sở hữu chiều cao vượt trội nhờ vào việc thay đổi thói quen ăn uống, vận động, nghỉ ngơi. Do đó, nếu bạn có di truyền không tốt về chiều cao, đừng lo lắng mà hãy sớm điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày để có kết quả khả quan.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng rất quan trọng, tác động đến 32% khả năng tăng chiều cao của mỗi người. Các chất dinh dưỡng được bổ sung vào cơ thể nhằm nuôi dưỡng xương. Xương được bổ sung đủ chất sẽ tăng trưởng và kéo dài nhanh chóng, thuận lợi. Những trẻ ăn uống đủ chất, chế độ dinh dưỡng khoa học luôn phát triển chiều cao nhanh hơn, kết quả chiều cao khi trưởng thành cũng lý tưởng hơn. Ngược lại, những trẻ ăn uống thiếu chất, hàm lượng mất cân bằng sẽ chậm phát triển và thường chịu cảnh thấp lùn ở tuổi trưởng thành.
Qua đó, để có tốc độ tăng chiều cao tốt, bạn cần chú ý đầu tư bữa ăn hằng ngày sao cho đầy đủ các loại chất dinh dưỡng: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, các chất tham gia vào quá trình tăng trưởng chiều cao có: Canxi, protein, vitamin D, vitamin K, collagen, magie, phốt pho, kẽm, sắt… Một số thực phẩm tốt cho chiều cao có thể kể đến: Cá, tôm, cua, rau bina, bông cải xanh, trứng, thịt gà, đậu nành, hạnh nhân, sữa…
Ăn uống đủ chất là rất cần thiết để có chiều cao lý tưởng
Thói quen vận động
Có khoảng 20% kết quả chiều cao chịu ảnh hưởng bởi thói quen vận động. Chế độ tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày và đúng cách giúp xương khớp khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe, thúc đẩy tăng trưởng diễn ra nhanh chóng. Những trẻ lười vận động có hệ xương “thụ động” và luôn ở trạng thái “tĩnh”. Điều này không tốt cho quá trình kéo dài xương, đồng thời trẻ trở nên ù lì, thiếu hoạt bát hơn trẻ ham vận động. Bạn cần khuyến khích trẻ vận động, có thể phụ giúp việc nhà để xương khớp hoạt động liên tục.
Trẻ cần duy trì thói quen vận động mỗi ngày với khoảng 45 - 60 phút/ngày và tối thiểu 3 - 5 ngày/tuần với các bài tập phù hợp. Một số hình thức tập luyện có tác dụng tăng chiều cao như: Đạp xe, nhảy dây, chạy bộ, yoga, xà đơn, bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ… Tùy vào khả năng cũng như sở thích mà mỗi người chọn hình thức tập phù hợp hoặc kết hợp các bài tập cùng nhau để nâng cao hiệu quả tăng trưởng.
Thông qua thời gian tập luyện thể dục, thể thao mà cơ thể cũng được kích thích để sản xuất nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn, hỗ trợ cho quá trình phát triển chiều cao. Những bài tập trước giờ ngủ cũng góp phần giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Thói quen vận động cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn để nuôi dưỡng xương hiệu quả.
Giấc ngủ
Trẻ em và thanh thiếu niên ngủ đủ giấc, ngủ sớm luôn có tốc độ tăng trưởng tốt hơn những trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ chập chờn. Sở dĩ do phần lớn quá trình phát triển chiều cao diễn ra khi cơ thể nghỉ ngơi, lúc này xương không còn chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Nội tiết tố tăng trưởng có hàm lượng được sản sinh nhiều nhất trong ngày ở trạng thái ngủ sâu giấc, nhất là vào khung giờ 23h - 1h.
Ngủ sâu giấc tạo điều kiện tăng trưởng chiều cao vượt trội
Cuộc sống hiện đại, trẻ dễ bị thu hút bởi điện thoại, máy tính, tivi… và thường xem trước giờ ngủ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon. Ánh sáng xanh từ những thiết bị này tác động lên hệ thần kinh khiến não bộ trở nên căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ làm trẻ ngủ muộn hơn bình thường.
Đảm bảo giấc ngủ đủ thời lượng và đạt chất lượng tốt là điều cần thiết để quá trình tăng chiều cao diễn ra thuận lợi. Thời gian ngủ cũng là lúc cơ thể tiến hành trao đổi chất và chuyển hóa các chất đến cơ quan đích. Một giấc ngủ ngon giúp tăng trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả để nuôi dưỡng xương. Đồng thời, ngủ ngon mỗi tối giúp bạn tỉnh táo hơn, sẵn sàng vận động đạt hiệu suất cao.
Cân nặng
Tình trạng cân nặng cho thấy tình hình sức khỏe của bạn và ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao. Những người thiếu cân có ngoại hình gầy gò, dễ bệnh tật khiến quá trình tăng chiều cao bị cản trở. Trong khi đó, những người thừa cân, béo phì có lượng mỡ thừa cao, chúng chèn ép lên xương khiến xương không còn không gian tăng trưởng.
Để quá trình phát triển chiều cao diễn ra thuận lợi, bạn cần duy trì một mức cân nặng ổn định. Tốt hơn hết, cân nặng nên tỷ lệ cân bằng với chiều cao hiện tại, điều này đã được quy định theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn ở từng độ tuổi. Thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất theo đúng hàm lượng khuyến nghị, chăm chỉ vận động mỗi ngày giúp bạn giữ mức cân nặng tối ưu.
Giữ cân nặng ổn định để phát triển chiều cao dễ dàng
Tình trạng sức khỏe
Trẻ em và thanh thiếu niên có sức khỏe tốt, đồng nghĩa với cơ thể luôn sẵn sàng cho tăng trưởng và phát triển. Những người có sức khỏe kém dễ mắc bệnh, đề kháng sụt giảm ảnh hưởng không tốt đến khả năng phát triển chiều cao. Trường hợp sử dụng thuốc điều trị có thể cản trở việc nuôi dưỡng xương do các chất trong thuốc có khả năng gây biến đổi chất và khiến xương yếu dần.
Ngoài ra, một số bệnh như thiếu nội tiết tố tăng trưởng, hội chứng Turner… cũng có thể kìm hãm chiều cao của trẻ và khiến trẻ thấp lùn. Hãy luôn theo dõi tình hình sức khỏe, kiểm tra chỉ số chiều cao, cân nặng thường xuyên và kịp thời phát hiện bất thường để có hướng điều trị phù hợp.
Môi trường sống
Môi trường sống có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nguồn nước sạch… giúp chúng ta sống tốt hơn. Ngược lại, môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước bẩn, nhiều tiếng ồn… sẽ sản sinh ra nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, virus… khiến con người dễ mắc bệnh. Môi trường sống dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển thể chất cần được chú ý để tránh gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ.
Ngày nay, dịch bệnh hoành hành, không khí trở nên ô nhiễm hơn, khói thuốc lá ở khắp mọi nơi… khiến trẻ dễ mắc bệnh. Hãy để trẻ sống trong môi trường sống tốt để đảm bảo khả năng tăng trưởng tự nhiên tốt hơn. Những trẻ này có thể vận động ngoài trời để nâng cao hiệu suất tập luyện, hỗ trợ sức khỏe cả về trí não và thể trạng. Môi trường sống trong lành giúp trẻ hạn chế khả năng mắc các dịch bệnh nguy hiểm, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển chiều cao.
Vận động ngoài trời trong môi trường sống trong lành giúp đạt hiệu suất cao
Dậy thì sớm
Tuổi dậy thì được xem là giai đoạn “vàng” cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao vượt trội. Dậy thì ở nữ diễn ra từ khoảng 10 - 11 tuổi, ở nam giới muộn hơn ở khoảng 11 - 12 tuổi. Sau khi dậy thì kết thúc, bạn có khoảng 2 - 3 năm tiếp tục cao lên nhưng tốc độ lúc này đã chậm rồi ngừng hẳn. Đôi khi, có những trường hợp trẻ dậy thì sớm như trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi với bé trai.
Trẻ dậy thì sớm đồng nghĩa với quá trình tăng chiều cao bị đẩy lên sớm hơn. Trẻ sẽ cao nhanh trong một thời gian ngắn, sau đó ngừng hẳn. Những trẻ dậy thì sớm cao sớm hơn nhưng lại thường có chiều cao cố định khó đạt chuẩn như những trẻ có chu kỳ dậy thì bình thường.
Dậy thì sớm xuất hiện chủ yếu do thói quen ăn uống hằng ngày, một số ít do cơ địa và các bệnh liên quan đến nội tiết tố. Để tránh cho trẻ dậy thì sớm, ảnh hưởng đến chiều cao, phụ huynh hạn chế tối đa để trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn quá ngọt, nước ngọt có gas…
Nhìn chung, con người có 3 giai đoạn phát triển chiều cao chính, cần được tập trung: Thời kỳ bào thai - 3 năm đầu tiên - Tuổi dậy thì. Chăm sóc sức khỏe cần được thực hiện từ sớm để trẻ em và thanh thiếu niên dễ dàng tăng chiều cao hết tiềm năng. Bí quyết đến từ lối sống hằng ngày giúp bạn có quá trình tăng trưởng thuận lợi:
-
Ăn uống đủ chất, hàm lượng cân bằng, bữa ăn khoa học.
-
Tập thể dục mỗi ngày và duy trì thời gian dài để vừa thúc đẩy xương phát triển, vừa nâng cao sức khỏe.
-
Ngủ sớm trước 22h và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
-
Duy trì mức cân nặng ổn định, phù hợp với chiều cao hiện tại.
-
Giữ tư thế chuẩn khi đi, đứng, ngồi, nằm để bảo vệ sức khỏe xương khớp.
-
Uống đủ nước để tăng trao đổi và vận chuyển chất, tốt cho luyện tập thể thao.
-
Đảm bảo môi trường sống và chủ động nâng cao sức đề kháng.
-
Sử dụng thêm các loại thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao uy tín khi cần thiết để tăng tốc độ phát triển.
Chăm sóc chiều cao từ sớm giúp bạn có vóc dáng như mong muốn
Chiều cao lý tưởng là mong muốn của rất nhiều người. Để đạt chiều cao chuẩn và luôn khỏe mạnh, bạn cần nắm bắt các giai đoạn tăng trưởng chính và có kế hoạch phù hợp. Trước khi quá muộn, hãy nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày cả về dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi. Các yếu tố mà chúng tôi vừa chia sẻ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tăng trưởng của mỗi người và cần được đảm bảo giúp việc phát triển chiều cao diễn ra thuận lợi.