TVBUY Vietnam

Phát hiện thoát vị đĩa đệm từ chứng đau lưng

01/10/2015 | Lượt xem : 496  

Đau lưng là triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh về cột sống, cụ thể là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm chủ yếu từ chứng đau lưng dai dẳng. Cùng Tvbuy.vn tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé.

Trong các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống, thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến thường gặp nhất với nhiều di chứng nguy hiểm. Nắm chắc các triệu chứng, cách chữa trị cũng như hướng phòng tránh sẽ giúp bạn có nâng cao sức khỏe xương khớp.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Các xương (đốt sống) tạo thành cột sống ở lưng được đệm bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm cột sống có phần nhân được bao bọc trong một lớp cao su bên ngoài cứng hơn. Đôi khi đĩa đệm này bị trượt hoặc bị vỡ do tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một số nhân bị đẩy ra ngoài qua vết rách trong vòng đệm, len lỏi vào ống tủy sống. Ống tủy sống có không gian hạn chế, không đủ chỗ cho thần kinh cột sống và mảnh đĩa đệm thoát vị di lệch. Do sự dịch chuyển này, đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh cột sống gây ra các cơn đau từ nhẹ đến dữ dội.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, phổ biến nhất ở vùng cột sống thắt lưng, đôi khi cũng xảy ra ở các đốt sống cổ. Các đĩa đệm bị thoát vị thường ở giai đoạn đầu của quá trình thoái hóa.

Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh lý phổ biến ở những người tuổi 30 trở đi, bệnh xuất hiện ở nhiều vị trí của cột sống như cổ, vai, vùng thắt lưng... Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm và liệu đĩa đệm có đè lên dây thần kinh hay không.

Bạn có thể có các triệu chứng khác nhau: Đau thần kinh liên sườn, đau lưng, đau tê chân, đùi, đau thần kinh tọa, chân tê bì, vận động khó khăn, thậm chí teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân...

triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Đau chân cũng là một triệu chứng thoát vị đĩa đệm cơ bản

Đau cánh tay hoặc chân

Nếu đĩa đệm thoát vị ở lưng dưới, bạn thường cảm thấy đau nhất ở mông, đùi và bắp chân hoặc đau ở một phần bàn chân. Nếu đĩa đệm thoát vị ở cổ, bạn thường cảm thấy đau nhất ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể lan vào cánh tay, chân hoặc ở một số vị trí nhất định khi bạn ho, hắt hơi. Cơn đau được mô tả theo hướng đau nhức và bỏng rát.

Tê hoặc ngứa ran

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran ở một phần cơ thể do các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Đây là triệu chứng đầu tiên và cơ bản của bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng ít khi được phát hiện sớm hoặc nhầm lẫn với các chứng tê chân tay thông thường.

Cơ xương khớp yếu đi

Cơ yếu có thể khiến bạn vấp ngã hoặc ảnh hưởng đến khả năng khiêng, vác, nâng đồ vật. Ở một số người, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể không kèm theo triệu chứng rõ ràng. Thậm chí người bệnh không biết mình mắc bệnh đến khi điều này hiển thị trên hình ảnh cột sống.

Đau lưng

Đau lưng là triệu chứng cơ bản của người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, triệu chứng này lại thường bị nhầm tưởng với các chứng đau lưng thông thường. Bạn không nên chủ quan với các biểu hiện đau lưng vì có thể sẽ là dấu hiệu ban đầu của nhiều căn bệnh về cột sống.

Người bị thoát vị đĩa đệm thông thường sẽ đau nhức vùng thắt lưng, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, liên tục hoặc đột ngột, đau từng cơn. Khi bạn nghỉ ngơi, cơn đau lưng có thể không còn, nhưng chúng sẽ bắt đầu lại mạnh mẽ khi bạn ho, hắt hơi, vận động mạnh hoặc nằm nghiêng.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, bạn có thể sẽ phải nằm bất động nếu muốn cơn đau lưng chấm dứt. Một số người sẽ không thể cử động hoặc phải vẹo lưng sang một bên để chống lại cơn đau. Theo thời gian, người bệnh mất khả năng cúi người hoặc ưỡn lưng.

đau lưng cũng là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Đau lưng kéo dài có thể là triệu chứng đĩa đệm bị thoát vị

Nguyên nhân gây ra thoát vị địa đệm

Hầu hết mọi người không thể xác định chính xác nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Ngoài các lý do khách quan như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thì yếu tố bẩm sinh, tuổi tác và thói quen sinh hoạt là những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm.

Yếu tố tuổi tác

Thoát vị đĩa đệm là kết quả của sự hao mòn dần dần do lão hóa. Những người ở độ tuổi 30 trở đi bắt đầu phải đối mặt với hàng loạt thoái hóa, trong đó có thoái hóa cột sống. Nếu có tác động mạnh lên cột sống, vấn đề thoát vị đĩa đệm là điều khó tránh khỏi.

Khi bạn già đi, đĩa đệm trở nên kém linh hoạt hơn và dễ bị rách, vỡ hoặc trượt. Lúc này, đĩa đệm bắt đầu mất đi một số thành phần nước bảo vệ. Nếu bạn có một công việc đòi hỏi thể chất rất cao, bạn có nhiều nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm hơn.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt hàng ngày như thói quen ngồi nhiều, tư thế ngồi không đúng gây cong vẹo cột sống, sai tư thế trong lao động khi bê vác vật nặng. Các động tác tập thể dục không đúng cũng gây thoái hóa khớp, trật khớp.

Đôi khi, việc sử dụng cơ lưng thay vì cơ chân và cơ đùi để nâng vật nặng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Các loại chấn thương như té ngã, một lực mạnh tác động trực tiếp vào lưng cũng là một nguyên nhân.

Yếu tố cân nặng

Cấu trúc cột sống được tạo nên với chức năng nâng đỡ một trọng lượng nhất định của cơ thể. Những người thừa cân có nguy cơ bị trượt đĩa đệm vì đĩa đệm của họ phải nâng đỡ phần trọng lượng thừa, gây ra áp lực lên cột sống.

nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thừa cân khiến cột sống bị chèn ép gây ra các cơn đau

Lối sống ít vận động cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực vào sự phát triển của đĩa đệm. Lượng mỡ thừa ở bụng không được giải phóng khiến đường cong ở thắt lưng tăng, khung xương chậu bị kéo về phía trước. Cơ lưng bị siết chặt gây ra những cơn đau cơ, dần dần phần cột sống ở lưng bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, làm hạn chế khả năng vận động, bệnh nhân rất khó để thực hiện các động tác như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi.

Tác hại của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống đặc biệt là vị trí thắt lưng là một bệnh phổ biến, có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng liệt hoặc tàn phế suốt đời. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như sau:

Mất khả năng tự chủ khi đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng, làm rối loạn cơ tròn, dẫn đến tình trạng rối loạn đại tiểu tiện. Người bệnh không kiểm soát được việc tiểu tiện, hoặc sẽ bị bí tiểu. Đây là tác hại lớn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày.

Hạn chế thậm chí mất khả năng lao động và vận động

Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, làm tổn thương rễ thần kinh, khiến bệnh nhân khó vận động các chi, các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Mất khả năng lao động và vận động là điều chắc chắn xảy ra. 

Dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, đĩa đệm bị lệch, trượt sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên quan. Dây thần kinh bị tổn thương tạo nên các cơn đau nhức, khó chịu, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan thần kinh.

tác hại thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh bị chèn ép

Rối loạn cảm giác

Vùng khoang da liên kết với các rễ thần kinh bị ảnh hưởng do thoát vị đĩa đệm cũng sẽ bị tác động. Cụ thể, các khoang da này sẽ mất đi cảm giác như tê, cứng, nóng lạnh thất thường… Theo thời gian, hiện tượng rối loạn cảm giác có thể lan rộng khắp vùng lưng, tay hoặc chân.

Teo các cơ

Một biến chứng nguy hiểm của căn bệnh thoát vị đĩa đệm chính là teo cơ, đặc biệt là cơ chi. Đĩa đệm bị lệch gây chèn ép, máu khó lưu thông, các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển đến cơ. Lúc này, các cơ bị tê liệt, thậm chí teo cơ, người bệnh khó đi lại hoặc vận động bình thường.

Khập khiễng không liên tục

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường đi lại khập khiễng, tuy nhiên hiện tượng này thường sẽ cách hồi. Hiện tượng này xuất hiện khi có cơn đau bất ngờ, khi hết đau bạn có thể đi lại bình thường. Đây là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, tuy nhiên theo thời gian sẽ nặng thêm.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý không nên xem nhẹ. Những người thường xuyên đau lưng không nên có tư tưởng chủ quan do tuổi tác, lao động nặng nhọc. Đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể chịu nổi các cơn đau thường xuyên hoặc đã xuất hiện biến chứng thì rất khó điều trị. 

Bạn có thể thực hiện các loại xét nghiệm chuyên khoa sau:

X-quang: Ứng dụng bức xạ để tạo ra phim hoặc hình ảnh của một phần cơ thể cho thấy cấu trúc của đốt sống và đường viền của khớp. Chụp X-quang cột sống giúp tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn gây đau như khối u, nhiễm trùng, gãy xương...

Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT scan): Hình ảnh chẩn đoán được tạo ra sau khi máy tính đọc tia X cho thấy hình dạng và kích thước của ống tủy sống, tình trạng và các cấu trúc xung quanh nó.

Myelogram: Chụp X-quang ống tủy sống sau khi tiêm chất cản quang vào các khoang dịch não tủy xung quanh cho thấy áp lực lên tủy sống hoặc dây thần kinh do đĩa đệm thoát vị, gai xương hoặc khối u.

Nghiên cứu điện cơ đồ và dẫn truyền thần kinh (EMG/NCS): Các xét nghiệm này đo xung điện dọc theo rễ thần kinh, dây thần kinh ngoại vi và mô cơ. Kết quả cho biết liệu có tổn thương dây thần kinh đang diễn ra hay không.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là xét nghiệm chẩn đoán tạo ra hình ảnh 3D của cấu trúc cơ thể bằng cách sử dụng nam châm mạnh và công nghệ máy tính. Kết quả cho thấy tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh cũng như các hiện tượng phì đại, thoái hóa và các khối u.

khám thoát vị đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Có tới hơn 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chỉ cần điều trị nội khoa, 10% còn lại bắt buộc điều trị bằng phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện đánh giá chuyên sâu để đưa ra phương pháp điều trị dành riêng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, ban đầu sẽ hạn chế phẫu thuật. Bác sĩ khuyên bệnh nhân duy trì mức độ hoạt động thấp để giảm cơn đau trong vài ngày đến vài tuần để tình trạng viêm dây thần kinh cột sống giảm dần.

Thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid, nếu cơn đau dừng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kim cột sống dưới tia X để đưa thuốc đến vị trí thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu. Các liệu pháp bao gồm kéo vùng chậu, xoa bóp nhẹ nhàng, đá và nhiệt, siêu âm, kích thích cơ điện, các bài tập kéo căng... Thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ cũng được chỉ định kết hợp với vật lý trị liệu.

Phẫu thuật

Một bệnh nhân có thể phẫu thuật cột sống nếu:

  • Bị hạn chế hoạt động nghiêm trọng

  • Chân yếu và tê liên tục

  • Ruột và bàng quang bị mất chức năng hoạt động

  • Đứng hoặc đi bộ gặp khó khăn

  • Thuốc và vật lý trị liệu không hiệu quả

  • Bệnh nhân có sức khỏe khá tốt

Phẫu thuật cắt đốt sống thắt lưng là một thủ thuật được sử dụng để giảm đau chân và đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Loại phẫu thuật này được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ xuống giữa lưng trên khu vực đĩa đệm bị thoát vị. Ngay sau đó, các cơ được di chuyển sang một bên để bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn thấy mặt sau của đốt sống. 

Một lỗ nhỏ được tạo ra giữa hai đốt sống để tiếp cận với phần đĩa đệm bị thoát vị. Sau khi đĩa đệm được lấy ra thông qua phẫu thuật cắt bỏ, cột sống cần được ổn định. Quá trình hợp nhất cột sống thường được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt lớp đệm.

Đối với phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo, một vết rạch được thực hiện qua bụng, và đĩa đệm bị thoát vị được lấy ra và thay thế. Đây là dạng phẫu thuật dành cho người bị thoái hóa chỉ ở một đĩa đệm, nằm giữa L4 và L5, hoặc L5 và S1 (đốt sống xương cùng thứ nhất). 

Bệnh nhân phải trải qua ít nhất 6 tháng điều trị vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau hoặc đeo nẹp lưng, nếu không có hiệu quả mới thực hiện phẫu thuật này. Một số biểu hiện khác được theo dõi trước phẫu thuật như: Không có dấu hiệu nhiễm trùng, loãng xương hoặc viêm khớp, không bị thoái hóa ảnh hưởng đến nhiều đĩa đệm.

phẫu thuật thoát vị
Phẫu thuật đĩa đệm là phương pháp chữa trị cuối cùng

Khám chuyên khoa ngay khi có triệu chứng là cách tốt nhất để phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm khả năng điều trị khỏi là rất cao.

Blog sức khỏe
Đẳng cấp của
sự khác biệt
chung-nhan-csi-small
Tháng 11/2017, TVBUY vinh dự được cấp chứng nhận CSI - “Doanh nghiệp xuất sắc” được nhiều khách hàng hài lòng trong lĩnh vực phân phối thực phẩm chức năng. Đây là phần thưởng xứng đáng khẳng định những nỗ lực, phấn đấu và cải tiến không ngừng nghỉ trong quá trình thành lập và phát triển của TVBUY.
Với phương châm hoạt động “Vì sức khỏe vàng của người Việt”, TVBUY cam kết mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tốt nhất cho người tiêu dùng. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm đều có xuất xứ từ những tập đoàn danh tiếng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn Quốc Tế như cGMP.
Tất cả các sản phẩm của TVBUY đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ, được Cơ quan Quản lý Nhà nước tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.
up