Vì sao người phương Đông lại “nhỏ con” hơn người phương Tây?
Thói quen ăn uống, sinh hoạt và vận động… được xem là những yếu tố làm nên sự khác biệt về ngoại hình giữa người phương Đông và người phương Tây.
Vì sao người phương Đông lại “nhỏ con” hơn người phương Tây?
Có một sự thật mà ai cũng phải công nhận, hầu hết những người sống ở phương Tây thường có ngoại hình cao ráo, to lớn … Ngược lại, những người sống ở phương Đông lại có thân hình khiêm tốn, thon gọn hơn… Bên cạnh sự chênh lệch về chiều cao thì cân nặng của người phương Tây bao giờ cũng “nặng” hơn so với người phương Đông. Thực tế này đến từ nhiều nguyên sau đây:
Thói quen dung nạp thức ăn
Việc dung nạp thức ăn được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến thể trạng của người phương Đông có phần “khiêm tốn” hơn người phương Tây.
Theo đó, trong khi người phương Tây ăn rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng và giàu năng lượng trong các bữa ăn thì người phương Đông lại có sở thích được thưởng thức nhiều hương vị cùng lúc, nên dù cho bữa ăn của người phương Đông có phần đa dạng về món hơn so với người phương Tây, song họ chỉ ăn mỗi thứ một ít.
Sở thích ăn uống
Cách chế biến thực phẩm cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sự phát triển của cơ thể. Vào giờ giải lao hay tan ca, nhiều người phương Tây thường thích “la cà” ở những cửa hàng thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, dù không chọn cách ăn ngoài, nhưng khi trở về nhà, nhiều người vẫn trung thành với cách chế biến thực phẩm theo kiểu chiên, xào... Thói quen trên, vô tình khiến người phương Tây liên tục dung nạp vào cơ thể một lượng chất béo lớn, từ đó làm họ dễ gia tăng trọng lượng.
Phương pháp chế biến thức ăn của người phương Đông khá đa dạng
Trái lại, mặc dù văn hóa ẩm thực của người phương Đông không thiếu những món chiên, xào song thực đơn trong mỗi bữa ăn của người họ thường đa dạng và cân bằng về phương pháp chế biến như: Chiên, xào, nướng, hấp và luộc… Trong đó, hai phương pháp hấp và luộc luôn hiện diện trong hầu hết các khẩu phần ăn. Chính thói quen ít nạp chất béo vào cơ thể khiến người phương Đông bao giờ cũng “nhỏ con” hơn người phương Tây. Sự khác biệt trong “chế biến” này còn giúp người phương Đông hạn chế được nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn người phương Tây.
Chế độ ăn nhiều hải sản, đặc biệt là cá
Người phương Đông rất thích ăn các loại thủy hải sản, đặc biệt là cá - nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của người hằng ngày. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các loại tôm, cua, mực, đặc biệt là cá… đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đóng vai trò chủ đạo cho quá trình phát triển của cơ thể. Mặt khác, thói quen ăn nhiều cá còn giúp cơ thể người phương Đông tiêu hao nhanh lượng mỡ thừa, cải thiện vóc dáng hiệu quả.
Thích ăn các món lên men
Các món ăn lên men được xem là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều nước phương Đông. Điển hình như các món: Kim chi (Hàn Quốc), món dưa chua, cà muối (Việt Nam), đậu nành lên men (Nhật Bản), dưa xoài (Ấn Độ). Xét theo cơ sở khoa học, những món ăn này được lên men dựa vào nhóm vi khuẩn có lợi lacto. Chính vì thế, đồ lên men cũng giống như một nguồn cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, giúp chuyển hóa chất béo, hạn chế sự tích mỡ ở các cơ quan. Điều này lý giải cho việc, người phương Đông chúng ta thường có thân hình thon gọn hơn người phương Tây.
Các món lên men giúp người phương Đông nhanh chuyển hóa chất béo
Lựa chọn các thức uống từ thiên nhiên
Nếu như người phương Tây hay có thói quen sử dụng các loại nước ngọt, nước tăng lực, soda với hàm lượng đường cao để làm nước giải khát, thì người phương Đông lại chọn cho mình những loại thức uống truyền thống như nước lọc, nước trà và nước hoa quả... Theo đó, các loại thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên của người phương Đông không chỉ bổ dưỡng, lành mạnh, mà còn góp phần giúp họ “kiểm soát” cân nặng vô cùng hiệu quả.
Thói quen vận động, sinh hoạt
Đại đa số người dân ở các quốc gia phương Đông như: Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc thường có thói quen dậy sớm vào mỗi sáng để luyện tập thể dục, luyện tập dưỡng sinh… Thực tế đã chứng minh, thói quen này không chỉ giúp người phương Đông tăng cường sức khỏe, giảm áp lực hiệu quả, mà còn giúp họ duy trì được vóc dáng thon gọn. Không những thế, người phương Đông còn có thói quen thiền định. Bởi, y học cổ truyền phương Đông chú trọng nhiều đến việc ngăn ngừa bệnh tật và tìm cách loại bỏ căn bệnh, trong khi y học phương Tây chủ yếu tập trung khắc phục và xử lí hậu quả. Đó cũng chính là lý do tại sao thiền nói riêng và các hoạt động luyện tập khác thể chất khác nói chung được áp dụng rộng rãi ở phương Đông nhằm ngăn ngừa sự phát triển của một số bệnh, bao gồm cả chứng béo phì.
Người phương Đông xem đi bộ là một hình thức vận động
Ngoài ra, người phương Đông còn có thói quen đi bộ nhiều hơn trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là đi làm việc, đi bộ tới trạm xe buýt, tàu điện ngầm... Trong khi đó, phần lớn người phương Tây lại sử dụng ô tô mọi lúc mọi nơi.
Để cải thiện chiều cao, để không còn bị nói là thấp bé bạn có thể tham khảo bài viết: #9 Cách tăng chiều cao thêm 20-30cm ở tuổi dậy thì