19 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Có rất nhiều bạn trẻ lo lắng khi đã qua giai đoạn dậy thì nhưng chỉ số về chiều cao vẫn chưa đạt chuẩn. Những lo lắng và áp lực khi chiều cao không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, các cơ hội phát triển. Trong bài viết này hãy cùng TVBUY tìm hiểu 19 tuổi liệu chiều cao bao nhiêu là đạt chuẩn, bạn có thể cải thiện chiều cao nữa không?
19 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
19 tuổi chỉ số cân nặng và chiều cao bao nhiêu là đạt chuẩn?
Cân nặng và chiều cao được xem là chỉ số thể hiện rõ nhất về tình trạng sức khoẻ, thể lực và tiềm năng tăng trưởng ở mỗi người. Tuy không có một cột mốc hay chỉ số cụ thể cho một sức khỏe lý tưởng, thế nhưng các chuyên gia vẫn gợi ý cho bạn các chỉ số chiều cao đi cùng với số cân nặng lý tưởng để giúp hình thể trông thon gọn, khoẻ mạnh.
Độ tuổi 19 là lúc bắt đầu hành trình mới phát triển bản thân.
- Nữ giới ở tuổi 19 sở hữu chiều cao chuẩn là 1m63,3 cùng cân nặng là từ 55-58kg. Tuy nhiên với sự phát triển xã hội cùng các điều kiện kinh tế đã ghi nhận chiều cao của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các gen Z ở độ tuổi 19 có thể sở hữu chiều cao chuẩn vượt mức 1m63,3.
- Khác với nữ giới, chiều cao của nam giới lại có phần nổi trội vượt bật với chiều cao 1m77 cùng cân nặng dao động từ 70-75kg. Tại các quốc gia phát triển, có hệ gen nổi bật cùng các điều kiện về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe tốt, nam giới 19 tuổi có thể sở hữu chiều cao >1m80 và nữ giới >1m70.
Ở độ tuổi 19 chiều cao còn có cơ hội phát triển nữa không?
Theo các nghiên cứu, ở độ tuổi 19 hầu như các mô và hệ thống xương đã hoàn thiện, với các mô đã cốt hoá hoàn toàn không còn không gian để phát triển. Điều này bạn có thể nhận thấy thông các các xét nghiệm, chụp X-quang để thấy rõ quá trình xương cốt hoá. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp nam và nữ vẫn còn có cơ hội phát triển chiều cao, thế nhưng số cm không đáng kể chỉ từ 1-3cm. Để tối ưu hiệu quả phát triển chiều cao, các bạn cần tìm hiểu các phương pháp giúp cải thiện dáng vóc hiệu quả, an toàn cho cơ thể và dành cho độ tuổi này.
Gợi ý các bí quyết cải thiện vóc dáng chuẩn bạn cần nắm
Sở hữu chiều cao chuẩn ở tuổi 19 là mơ ước của nhiều bạn trẻ, thế nhưng nếu độ tuổi này bạn vẫn chưa đạt được vóc dáng như mong đợi, hãy tham khảo các giải pháp cải thiện hình thể như sau:
1. Dành ra 15 - 30 phút tập luyện thể thao mỗi ngày
Luyện tập các bộ môn thể thao và các bài tập thể dục không chỉ có tác dụng duy nhất là tăng cường sức bền, hệ đề kháng và miễn dịch khỏe. Các động tác tập luyện sẽ tác động và kích thích trực tiếp lên hệ thống xương khớp, nhờ vào đó các mô xương được kéo giãn tối đa nhờ lực cơ thể kết hợp với các máy móc hỗ trợ trong quá trình vận động.
Hơn hết khi bạn vận động sẽ giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ dư thừa, hạn chế trọng lực đè nặng lên mô xương, tạo không gian phát triển. Ngoài ra, trong quá trình tập luyện cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng, kích thích sự thèm ăn, giúp bạn dễ dàng hấp thụ và bổ sung các thực phẩm tốt cho xương, đẩy nhanh quá trình chuyển hoá và tăng trưởng nhanh chóng.
Kết nối tham gia vận động giúp cải thiện chiều cao.
Tuy nhiên, không phải bộ môn thể thao hay bài tập nào cũng có công dụng hỗ trợ xương khớp phát triển. Ví dụ một số môn thể thao bạn có thể tham khảo như bơi lội, hít xà đơn, pilates, nhảy dây, chạy bộ, đạp xe, bóng rổ, bóng chuyền, bật nhảy cao tại chỗ… Bên cạnh lựa chọn bộ môn tập luyện, bạn cũng không quên xây dựng thời khóa biểu tập luyện với tần suất đều đặn cho 3-4 buổi tập/tuần với thời gian từ 15-30 phút. Trước hoặc sau các buổi tập bạn có thể bổ sung một ít đồ ăn nhẹ để nạp năng lượng cho cơ thể.
2. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương phát triển
Muốn xương phát triển chắc khoẻ và có tiềm năng tăng trưởng, điều quan trọng nhất là cần bổ sung các vi chất tốt cho xương. Trong đó phải kể đến các thành phần như Canxi, Collagen, Vitamin D3, Vitamin K2, Kẽm, Đạm, cùng nhiều vi khoáng khác. Các thành phần hầu hết đều có trong các nhóm thực phẩm từ rau xanh đậm màu, các loại củ, thịt động vật, hải sản, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc…
Bạn cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với việc phân chia khẩu phần ăn và khối lượng thức ăn. Ví dụ 3 bữa ăn chính (sáng - trưa - tối) cùng 2-3 bữa ăn phụ nhẹ với trái cây, ngũ cốc hoặc sữa chua, phô mai… Trong quá trình chế biến thực phẩm, bạn cần lựa ý khâu chọn lựa thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc và hạn chế các thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Việc vệ sinh sạch thực phẩm với muối, gừng hay các loại nước chuyên biệt sử dụng trong việc rửa trái cây, rau củ. Hãy ưu tiên các phương pháp chế biến thực phẩm giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng như ninh, luộc, hấp, xào, chưng, thay vì nướng, chiên, rán. Trong quá trình nêm nếm, bạn cũng nên hạn chế việc bỏ quá nhiều gia vị như muối, nước mắm, hạt nêm, đường…
3. Đảm bảo giờ giấc nghỉ ngơi khoa học
Nghỉ ngơi với các giấc ngủ ngắn vào buổi trưa hay giấc ngủ dài vào ban đêm giúp cơ thể có thời gian thư giãn, nạp năng lượng sau một khoảng thời gian học tập, làm việc và sinh hoạt. Một giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể của bạn được hồi phục sức lực, kích thích tuyến yên sản sinh nội tiết tố tăng trưởng. Theo các nhà khoa học, khoảng thời gian tuyến yên làm việc trong khoảng từ 23h-1h sáng, chính vì thế bạn cần đi ngủ sớm trước 11h tối để các cơ quan nghỉ ngơi và có điều kiện và không gian tăng trưởng.
Giấc ngủ trưa hoặc tối giúp cơ thể bù đắp nguồn năng lượng hao hụt trong học tập, vui chơi.
Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên lưu ý đến các yếu tố như đi ngủ đúng giờ, thời lượng giấc ngủ phù hợp với độ tuổi, vệ sinh thân thể, không gian, ánh sáng…. Trước khi đi ngủ, bạn lưu ý không nên ăn uống, vận động mạnh, hoặc xem điện thoại. Điều này sẽ khiến cho tinh thần phấn khích, tỉnh táo, cơ thể khó đi vào giấc ngủ ngon. Đối với các bạn khó ngủ có thể áp dụng một số mẹo vặt như uống một cốc sữa ấm trước 30 phút đi ngủ, vận động nhẹ nhàng, nghe nhạc, đọc một vài trang sách…
4. Chú trọng vào không gian sống, sinh hoạt
Không gian sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của cơ thể. Không khí ô nhiễm, khói bụi hay tiếp xúc với môi trường có hoá chất độc hại, khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công, gây suy yếu hệ miễn dịch, đề kháng. Từ đó, các chất độc xâm nhập dần vào cơ thể khiến cho sức khỏe suy giảm, tốc độ tăng trưởng bị kìm hãm. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn không gian sống thoáng đãng, có ánh sáng và cây xanh, thay vì những không gian u tối, chật hẹp. Để không gian sống của bạn luôn trong điều kiện lý tưởng nhất, bạn cần vệ sinh nhà cửa định kỳ, thay đổi chăn ga, gối đệm, hút bụi, vệ sinh các thiết bị, máy móc trong nhà.
5. Lựa chọn bổ sung các sản phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, do thiếu kiến thức chăm sóc sức khoẻ và việc cân đối hàm lượng thức ăn, các bữa ăn hàng ngày có thể sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho xương và cơ thể. Tuy nhiên, giữa vô vàn thương hiệu trên thị trường bạn cần lựa chọn những dòng sản phẩm đảm bảo yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, bảng thành phần, công dụng, tác dụng phụ (nếu có), độ tuổi thích hợp sử dụng…
Kết hợp bổ sung thêm các dòng sữa và viên uống hỗ trợ chiều cao chuyên biệt.
Đặc biệt trong các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao hay sữa chuyên biệt bạn cần lưu ý thành phần cần có các dưỡng chất như Canxi, Vitamin D3, Collagen, Vitamin K2, Kẽm, Đạm, cùng các vi khoáng chất có lợi cho xương. Bên cạnh công dụng phát triển chiều cao, một số dòng sản phẩm và sữa chuyên biệt còn mang đến những lợi ích khác như cải thiện hệ tiêu hoá, hạn chế chứng nặng bụng, táo bón, nâng cao đề kháng, phát triển trí não, thị lực, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Một số dòng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao cho độ tuổi 19 bạn có thể tham khảo như:
- Dòng viên uống NuBest Tall: Thích hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi.
- Dòng viên uống NuBest Tall 10+: Thích hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên trên 10 tuổi.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm, để tối ưu hiệu quả bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, vận động đều đặn cùng giờ giấc sinh hoạt phù hợp. Lưu ý, không nên sử dụng sản phẩm quá liều, theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
6. Hack chiều cao với các cách phối đồ thông minh
Với những bạn sở hữu chiều cao khiêm tốn, bạn nên chú ý đến việc phối trang phục từ quần áo, phụ kiện, giày dép. Tuy không thể gia tăng chiều cao thực tế, thế nhưng phối trang phục giúp bạn “ăn gian” chiều cao, hack dáng.
Hãy ưu tiên các dáng áo phù hợp với hình thể, có thể là các dạng áo ngắn, áo croptop, áo ôm. Hạn chế việc lựa chọn những mẫu áo thùng thình, rộng quá cỡ, chất liệu nên chọn lựa dạng cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi, co giãn. Bạn nên lựa chọn những mẫu áo basic, ít hoạ tiết, với các mẫu áo sọc nên chọn lựa sọc dọc giúp kéo dài phần thân thay vì dọc ngang. Đối các việc chọn quần, bạn hãy chọn những dáng quần cạp cao có form suông hoặc xòe nhẹ ở phần ống quần, tránh màu sắc rực rỡ hay hoạ tiết cầu kỳ.
Bên cạnh những mẫu áo và quần, đối với các bạn nữ có thể chọn lựa thêm những dáng váy dài hoặc ngắn, ôm sát cơ thể để tôn vóc dáng, kết hợp cùng giày cao gót. Những phụ kiện kèm theo nên tối giản với kiểu dáng mảnh, ít chi tiết, phù hợp với dáng người và màu sắc của trang phục.
Bước qua giai đoạn dậy thì, chiều cao tuy phát triển chậm lại rồi ngừng hẳn nhưng bạn vẫn có những phương pháp giúp cải thiện vóc dáng cân đối. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc phát triển chiều cao, duy trì vóc dáng và sức khỏe ổn định.