Bóng chuyền có giúp tăng chiều cao không?
Hoạt động thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ giúp duy trì một lối sống lành mạnh mà còn cải thiện vóc dáng và thậm chí thúc đẩy sự phát triển chiều cao ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong số các môn thể thao phổ biến, bóng chuyền nổi lên như một lựa chọn tuyệt vời. Vậy môn thể thao này sẽ mang lại những lợi ích gì cho quá trình tăng chiều cao và sức khỏe tổng thể của bạn? Chúng ta sẽ khám phá điều đó trong bài viết dưới đây.
Bóng chuyền có giúp tăng chiều cao không?
Chơi bóng chuyền tác động như thế nào đến chiều cao?
Người chơi bóng chuyền liên tục bật nhảy, chạy, với tay đánh bóng… Riêng động tác bật nhảy khi được thực hiện liên tiếp đã có thể kích hoạt các mảng tăng trưởng, giải phóng nhiều mô xương. Đồng thời, hoạt động này cũng hỗ trợ đưa oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết đến xương qua đường máu.
Bóng chuyền là môn thể thao giúp phát triển chiều cao nhanh chóng
Mật độ xương được duy trì và nâng cao, giúp xương chắc khỏe và sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ. Chơi bóng chuyền còn mang đến nhiều công dụng khác như giảm cân, tạo tư thế chuẩn, đặc biệt thúc đẩy quá trình sản xuất nội tiết tố tăng trưởng. Những lợi ích này là điều kiện thuận lợi để xương kéo dài nhanh chóng, đồng nghĩa tăng chiều cao.
Độ tuổi tốt nhất để chơi bóng chuyền tăng chiều cao?
Chơi bóng chuyền mặc dù mang đến nhiều công dụng tốt cho chiều cao, thế nhưng đây là môn thể thao tương đối nặng, đòi hỏi người chơi phải đủ về lực và chất. Trẻ trên 8 tuổi có thể bắt đầu học chơi bóng chuyền, sở dĩ do lúc này trẻ đã có những hoàn thiện nhất định trong cấu trúc xương. Trẻ ở độ tuổi này cũng có khả năng chịu lực tác động trong suốt quá trình chơi bóng chuyền. Bạn không nên để trẻ dưới 8 tuổi chơi bóng chuyền để tránh các chấn thương có thể xảy ra gây tổn thương xương, vô tình kìm hãm khả năng phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ.
Lưu ý khi chơi bóng chuyền để đảm bảo hiệu quả tăng chiều cao:
-
Luôn khởi động trước khi chơi để hạn chế chuột rút, chấn thương xảy ra trong quá trình chơi.
-
Nên ăn nhẹ trước khi chơi bóng chuyền 30 – 45 phút để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng hoạt động.
-
Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi có thể chơi bóng chuyền với tần suất 3 – 5 ngày/tuần, 30 – 60 phút cho mỗi buổi chơi.
-
Không chơi quá sức hoặc chơi bóng chuyền khi đang có chấn thương.
-
Bổ sung đủ nước ở giờ giải lao và sau buổi chơi để phục hồi sức lực nhanh chóng.
-
Chơi đúng kỹ thuật để bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Thực hiện đúng các động tác bóng chuyền để có buổi chơi đạt hiệu suất cao
Những lợi ích khác của bóng chuyền đối với sức khỏe
Đốt cháy calo và chất béo
Một trong những lợi ích chính của bóng chuyền là khả năng giúp bạn đốt cháy calo, hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Một người có thể đốt cháy từ 90 đến 133 calo trong 30 phút chơi bóng chuyền không quá cạnh tranh, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào cân nặng của bạn. Trong khi đó, một trận bóng chuyền cạnh tranh giúp người chơi đốt cháy từ 120 đến 178 calo. Một trận bóng chuyền kéo dài 1 tiếng đồng hồ trên nền cát có thể đốt cháy tới 480 calo.
Săn chắc cơ bắp
Các hoạt động thể chất khi chơi bóng chuyền làm tăng cường sức mạnh cho phần trên cơ thể, cánh tay, vai cũng như các cơ của phần dưới cơ thể. Chơi bóng chuyền đòi hỏi cơ ngực, cơ chân và cơ tay hoạt động trong hầu hết buổi chơi. Qua đó, hầu hết các vị trí cơ bắp sẽ được nâng cao sức mạnh và săn chắc hơn nhiều.
Tăng tỷ lệ trao đổi chất
Chơi bóng chuyền giúp tăng cường mức năng lượng và tăng trao đổi chất trong cơ thể. Việc hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn. Các cơ quan đích được bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ khỏe mạnh hơn và phát triển tối ưu, đặc biệt là xương.
Cải thiện sự linh hoạt
Bóng chuyền là sự phối hợp giữa tay và mắt. Khi giao bóng, bạn phải dõi theo bóng bằng mắt và đánh bóng vào đúng điểm. Về phòng thủ, bạn phản ứng với hướng bóng đi và vào vị trí để thực hiện một pha tấn công. Sự phối hợp giữa tay và mắt giúp bạn biết được đồng đội của mình đang ở đâu để đảm bảo có phản xạ tốt.
Ngoài ra, chơi bóng chuyền cũng giúp bạn rèn luyện sự nhanh nhẹn, khả năng phối hợp, tốc độ và sự cân bằng. Do có sự thay đổi nhanh chóng về tốc độ và hướng, bóng chuyền đặt ra một số yêu cầu lớn về kỹ thuật và thể chất của người chơi. Trong quá trình chơi, bạn được yêu cầu giao bóng, chuyền, đặt, tấn công, chặn và đào bóng. Những kỹ năng này đòi hỏi sự linh hoạt, thăng bằng tốt, sức mạnh và tốc độ của phần trên và phần dưới cơ thể để có thể chơi một cách hiệu quả.
Cơ thể linh hoạt, nhanh nhẹn hơn khi chơi bóng chuyền
Cải thiện sức khỏe tim
Chơi bóng chuyền làm bạn tăng nhịp tim, cơ thể lưu thông máu và chất dinh dưỡng hơn, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Các động tác nhảy, chạy, đập bóng, bật cao… được thực hiện liên tục sẽ kích thích hệ tuần hoàn và cơ tim. Oxy, máu cũng như chất dinh dưỡng đưa đến các cơ quan khác trong cơ thể một cách thuận lợi.
Điều hòa hô hấp
Việc điều chỉnh nhịp thở liên tục trong quá trình chơi bóng rổ, bao gồm thở đều và thở gấp giúp phổi hoạt động liên tục. Qua đó, hệ hô hấp được rèn luyện để nâng cao chức năng hoạt động. Những người chơi bóng chuyền thường xuyên ít mắc các bệnh về phổi và hô hấp cũng tốt hơn.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Bóng chuyền đòi hỏi các đồng đội phải hợp tác với tốc độ nhanh. Một nghiên cứu ở những người chơi bóng chuyền thường xuyên đã phát hiện ra rằng họ phát triển kỹ năng kết nối tốt hơn so với những người ít tham gia vào các môn thể thao đồng đội. Giao tiếp tốt là lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
Cải thiện tâm trạng
Chơi thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng góp phần cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng. Hoạt động thể thao này cũng hỗ trợ nâng cao sự tự tin và khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây có thể là hoạt động thư giãn tâm lý sau nhiều giờ học tập, làm việc căng thẳng.
Một số môn thể thao khác giúp tăng chiều cao hiệu quả
Bơi lội
Bơi lội được xem là bộ môn điển hình có tác dụng hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả. Nhờ vào lực cản của dòng nước mà bạn buộc phải sử dụng một lực lớn hơn để giúp toàn thân tiến về phía trước ngay dưới nước. Hầu hết các vị trí cơ đều tham gia hoạt động trong quá trình bơi lội. Bơi lội đòi hỏi bạn phải lao người về phía trước, động tác này giúp tăng cường cơ lưng, kéo dài cột sống, thúc đẩy xương phát triển mạnh mẽ. Bơi lội là một hoạt động đốt cháy calo tiêu biểu, giúp duy trì cân nặng để phát triển chiều cao tốt hơn.
Bơi lội thường xuyên giúp bạn vươn dài cơ thể
Bóng rổ
Các động tác trong bóng rổ như: Bật cao, chạy, đập bóng, chuyền bóng, với tay ném bóng, luồn lách qua đối thủ… đòi hỏi toàn thân vận động không ngừng. Đây là bộ môn thể thao đối kháng kích thích quá trình khoáng hóa ở xương giúp mật độ xương tăng lên, xương phát triển và chắc khỏe hơn. Chơi bóng rổ là một cách thúc đẩy cơ thể sản xuất nội tiết tố tăng trưởng – một trong những yếu tố giúp quá trình tăng chiều cao diễn ra thuận lợi.
Khi bạn chơi bóng rổ, chân và cột sống hoạt động mạnh nhất, máu đưa đến nhiều nhất, nên đây cũng là vị trí xương phát triển tốt hơn. Động tác bật cao kết hợp đập bóng giúp kéo giãn các cơ, giải phóng khỏi trạng thái đè nén, tái tạo xương và đưa các đầu xương ra xa. Đây cũng là môn thể thao giúp người chơi tiêu hao nhiều calo, giúp cân đối vóc dáng.
Bóng đá
Môn thể thao “vua” cũng được xếp vào danh sách các bộ môn giúp tăng chiều cao hiệu quả. Chơi bóng đá giúp trẻ em và thanh thiếu niên rèn luyện sức bền do phải chạy liên tục trên sân bao gồm cả chạy bền, chạy nhanh và chạy nước rút. Cơ được kéo căng qua quá trình tranh chấp bóng, qua đó kích thích xương kéo dài và phát triển cả về bề dày. Thông qua các động tác trong bóng đá, xương ở cổ, lưng và chân được tác động nhằm thúc đẩy tăng trưởng diễn ra.
Cầu lông
Bạn có thể điểm qua một số cơ chế tác động mà cầu lông mang lại cho quá trình phát triển chiều cao như sau:
-
Các động tác trong bộ môn cầu lông như: Di chuyển nhanh, nhảy cao, rướn người, với tay, khom người… kích thích cơ, xương và khớp hoạt động mạnh mẽ.
-
Tác động lực lên các cơ đồng nghĩa kéo căng sụn tăng trưởng để thúc đẩy xương phát triển mạnh mẽ.
-
Cơ xương khớp căng giãn trong quá trình chơi cầu lông là điều kiện để các đầu xương kéo xa và hình thành xương mới.
-
Nội tiết tố tăng trưởng sản sinh nhiều hơn sau các buổi chơi cầu lông giúp quá trình tăng chiều cao diễn ra thuận lợi hơn
Chơi cầu lông rèn luyện khả năng phản xạ cho người chơi
Chơi thể thao là hoạt động hữu ích để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy phát triển chiều cao. Nếu bạn trên 8 tuổi và đang trong quá trình tăng trưởng tự nhiên (dưới 20 tuổi), bạn có thể học chơi bóng chuyền để có tốc độ phát triển xương nhanh chóng. Chơi bóng chuyền còn giúp bạn cải thiện tư thế, khỏe mạnh hơn, cải thiện sức khỏe cơ xương khớp. Để đạt hiệu quả tăng chiều cao hết tiềm năng, bạn nhớ luôn thực hiện đúng kỹ thuật chơi bóng, cường độ hợp lý, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi khoa học nhé.
- Tin liên quan: Chiều cao trung bình của người Ấn Độ là bao nhiêu?