Mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể và bệnh ung thư
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng không có mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể và nguy cơ ung thư, nhưng sự thật thì chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc hơn 10 loại ung thư khác nhau.
Mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể và bệnh ung thư
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ ung thư cao hơn bình thường.
Theo một cuộc khảo sát của tổ chức YouGov với 2.000 người Anh tham gia. Kết quả thu được có tới 44% số người tham gia cho rằng không có mối liên hệ nào giữa tình trạng béo phì và nguy cơ phát triển ung thư. Cứ 5 người được hỏi thì có 2 người tin rằng chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng mới chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, thực tế gần như là ngược lại, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra trọng lượng cơ thể và bệnh ung thư có liên quan với nhau. Cùng Tvbuy.vn tìm hiểu về mối liên hệ này và có cách phòng tránh hiệu quả nhé.
Mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể và bệnh ung thư
Tác động chung của trọng lượng cơ thể lên bệnh ung thư
Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư theo một số cách, trong số đó có một số loại gây ra ung thư nhất định. Cơ thể dư thừa chất béo làm tăng nguy cơ ung thư do ảnh hưởng đến:
-
Viêm mãn tính cấp độ thấp.
-
Tăng trưởng tế bào và mạch máu.
-
Khả năng sống lâu hơn bình thường của tế bào, bất kể là tế bào có hại hay lợi.
-
Mức độ hoạt động của một số hormone, chẳng hạn như insulin và estrogen, có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.
-
Các yếu tố khác điều chỉnh sự phát triển của tế bào, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1).
-
Khả năng lây lan của tế bào ung thư (di căn).
Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện cho Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới (WCRF), một tổ chức từ thiện, nhằm thúc đẩy cách phòng ngừa căn bệnh này cho biết:
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe
Giáo sư Martin Wiseman, cố vấn về y tế và khoa học cho Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cho biết: "Rất nhiều người không biết rằng trọng lượng không lành mạnh và nguy cơ ung thư có liên quan chặt chẽ với nhau và điều này là vô cùng đáng lo ngại”.
Cũng theo nghiên cứu này, 1/3 số người được hỏi tin rằng nguy cơ phát triển bệnh ung thư chủ yếu là do tiền sử gia đình của bệnh nhân. Trên thực tế, chỉ có 5 - 10% bệnh ung thư liên quan đến gen di truyền.
Lối sống lười vận động dễ khiến bạn thừa cân, béo phì
Giáo sư Wiseman cho biết thêm: “Hầu hết mọi người không muốn thừa cân, nhưng lối sống hiện nay có thể dẫn đến tình trạng tăng cân dần dần. Cách giữ trọng lượng tốt nhất là nên thay đổi lối sống, tăng cường ăn các loại ngũ cốc, ăn nhiều rau củ quả và tăng cường hoạt động hằng ngày…”
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng lối sống hiện đại với thói quen uống nhiều rượu bia, lười vận động gây ra thừa cân... đang thúc đẩy sự gia tăng của các bệnh ung thư. Thực tế, có tới 2/3 người Anh bị thừa cân hoặc béo phì, trong khi các trường hợp ung thư đã lên tới 331,000 ca/năm.
Ước tính của các nhà khoa học
Theo báo cáo đưa ra, các nhà khoa học Anh đã tính toán rằng có tới 12.000 bệnh ung thư một năm liên quan đến béo phì. Nếu người Anh tiếp tục duy trì lối sống như hiện nay thì con số này có thể lên đến gần 4.000 trường hợp ung thư/năm vào năm 2026.
Nghiên cứu cho biết bị thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến 8 loại ung thư, bao gồm: Ung thư ruột, buồng trứng, tử cung, tuyến tụy, túi mật, thận, thực quản và ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.
Lượng mỡ trong cơ thể liên quan đến 16% các trường hợp ung thư vú, 15% các trường hợp ung thư tuyến tụy và 14% các trường hợp ung thư ruột. Thậm chí, béo phì đã vượt qua thuốc lá trở thành nguyên nhân gây bệnh ung thư hàng đầu.
Cơ thể nạp nhiều đường gây ung thư
Các nhà khoa học tin rằng đường tạo ra nhiều gen gây ung thư phổ biến nhất, thúc đẩy các khối u nguy hiểm. Nói cách khác, đường “đánh thức” các tế bào ung thư trong cơ thể bạn. Cách thức tiêu thụ đường của các tế bào ung thư dẫn đến một vòng luẩn quẩn liên tục kích thích ung thư phát triển.
Béo phì và bệnh ung thư vú
Trong một nghiên cứu gần đây, Trung tâm Ung thư Toàn diện Đại học Bang Ohio (OSUCCC) là một trong những cơ sở đầu tiên chỉ ra rằng béo phì làm thay đổi các gen liên quan đến phản ứng viêm (32 gen), rối loạn di truyền (48 gen) và các bệnh miễn dịch khác (42 gen).
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã xem xét phân tích biểu hiện gen của các mẫu mô được thu thập từ 121 phụ nữ không có tiền sử ung thư vú. 51 người tham gia được coi là béo phì về mặt lâm sàng có gen bị biến đổi được dự đoán gây ung thư vú theo thời gian.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra tình trạng béo phì và phản ứng viêm, tìm ra 308 gen quan trọng trong quá trình này. Trong số 308 gen đó, 240 gen có nhiều khả năng bị đột biến lẻ tẻ ở phụ nữ béo phì trong khi 68 gen được chứng minh là giảm nguy cơ đột biến gen. Tất cả các gen bị ảnh hưởng đều liên quan đến các bệnh và rối loạn phản ứng viêm, rối loạn di truyền và hệ miễn dịch.
Tiến sĩ Peter Shields, tác giả cấp cao của bản tóm tắt của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và là Phó giám đốc của OSUCCC, cho biết:“Béo phì khiến cơ thể kích hoạt các con đường ung thư gây viêm và làm tăng nguy cơ ung thư vú. Điều này giúp chúng tôi phát triển chiến lược phòng ngừa tốt và sớm hơn ở những phụ nữ có nguy cơ ung thư vú dựa trên cân nặng của họ".
Béo phì là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư
Các bệnh ung thư do béo phì gây ra
Thừa cân hoặc béo phì rõ ràng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm:
-
Ung thư vú (ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh)
-
Ung thư ruột kết và trực tràng
-
Ung thư nội mạc tử cung (ung thư niêm mạc tử cung)
-
Ung thư thực quản
-
Ung thư túi mật
-
Ung thư thận
-
Ung thư gan
-
Ung thư buồng trứng
-
Ung thư tuyến tụy
-
Ung thư dạ dày
-
Ung thư tuyến giáp
-
Bệnh đa u tủy
-
Meningioma (một khối u của màng não và tủy sống)
Thừa cân hoặc béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như:
-
Non-Hodgkin lymphoma (một loại ung thư hạch)
-
Ung thư vú nam
-
Ung thư miệng, cổ họng và hộp thoại
-
Các dạng trầm trọng của ung thư tuyến tiền liệt
Thời điểm tăng cân cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Thừa cân trong thời thơ ấu và tuổi thanh, thiếu niên dễ phát triển ung thư hơn thời điểm trung niên sau này. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thừa cân khi còn ở tuổi thanh, thiếu niên (nhưng không tăng cân khi trưởng thành) có nguy cơ bị ung thư buồng trứng trước khi mãn kinh cao hơn.
Béo phì gây ra nhiều ung thư nghiêm trọng.
Giảm cân có giảm nguy cơ ung thư?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giảm cân có khả năng kéo theo giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư vú (sau khi mãn kinh) và ung thư nội mạc tử cung. Những người thừa cân hoặc béo phì khi giảm cân cũng giảm mức độ của một số hormone có liên quan đến nguy cơ ung thư (insulin, estrogen và androgen).
Ngoài khả năng hạn chế nguy cơ ung thư, giảm cân còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như giảm nguy cơ bệnh tim và tiểu đường. Ngay cả một lượng cân nhỏ mất đi cũng có lợi cho sức khỏe và là khởi đầu tốt cho quá trình giảm cân của bạn.
Một số trường hợp béo phì nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật để đưa cơ thể trở lại bình thường. Một loạt các thủ thuật có khả năng làm cho dạ dày của một người nhỏ lại. Đây được gọi là phẫu thuật giảm cân dành cho những người có chỉ số BMI từ 40 trở lên.
Loại phẫu thuật này cũng có thể chỉ định với những người có chỉ số BMI từ 35 trở lên có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến béo phì. Tùy vào thể trạng hiện tại cũng như tình hình sức khỏe mà việc phẫu thuật được xem xét kỹ lưỡng.
Quản lý cân nặng để ngăn ngừa ung thư
Nguyên nhân khiến lượng mỡ tăng cao
-
Chế độ ăn uống: Hấp thụ nhiều calo hơn mức cơ thể đốt cháy sẽ dẫn đến tăng cân.
-
Mức độ hoạt động: Lười vận động khiến cơ thể thiếu linh hoạt, khó tiêu hao lượng mỡ thừa.
-
Gen: Di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định hình dáng cơ thể cũng như sự trao đổi chất trong cơ thể.
-
Độ tuổi: Quá trình trao đổi chất có xu hướng chậm lại khi bạn già đi, có nghĩa là bạn khó giữ được vóc dáng khi lớn lên.
-
Sức khỏe: Một số bệnh làm tiêu hao năng lượng, khiến bạn không thể duy trì hoạt động thể chất. Một số loại thuốc được chỉ định cũng có thể tăng cảm giác thèm ăn và tích trữ chất béo.
Kiểm tra chỉ số BMI
Chỉ số khối cơ thể (BMI), một thước đo quan trọng về tỷ lệ cân nặng, chiều cao được sử dụng để đánh giá liệu một cá nhân đang bị thừa cân hay không. Một người có trọng lượng được coi là khỏe mạnh bình thường khi chỉ số BMI rơi vào khoảng 18,5 - 24,99. Chỉ số BMI rơi vào 25 - 29,9 được coi là thừa cân và BMI trên 30 được xác định là béo phì.
Kiểm tra BMI thường xuyên giúp bạn dự đoán tình trạng cơ thể, có kế hoạch tăng hoặc giảm tùy vào tình hình hiện tại. Đây là phương pháp xác định béo phì đơn giản nhất, bạn có thể thực hiện thêm các loại xét nghiệm về chỉ số đường huyết, mỡ… để chắc chắn hơn.
Chế độ ăn uống khoa học
Cách tốt nhất quản lý cân nặng vẫn là thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống lành mạnh. Đường, chất cồn là những thứ cần tránh xa nếu bạn muốn có một vóc dáng cân đối. Một số lưu ý trong ăn uống hằng ngày bạn cần tuân thủ để có mức cân nặng lý tưởng:
-
Ăn nhiều protein, rau củ, trái cây, ngũ cốc.
-
Chú ý nạp tinh bột vào thời điểm trước và sau khi luyện tập, không ăn tinh bột sau 18h để tránh tích tụ trong cơ thể.
-
Hạn chế tối đa chất béo, các thực phẩm nhiều đường (bánh ngọt, nước trái cây, nước ngọt đóng chai…), thức uống chứa cồn…
-
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá nhiều vào buổi tối, không ăn sau 20h.
Ăn uống lành mạnh để duy trì trọng lượng cơ thể
Tập luyện thường xuyên
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen tập luyện là điều không thể thiếu nếu muốn đạt được vóc dáng cân đối. 45 - 60 phút vận động mỗi ngày là thời gian lý tưởng để rèn luyện thân thể, tăng cường cơ bắp.
Buổi sáng, bạn có thể vận động giãn cơ nhẹ nhàng với các bài tập thể dục hoặc yoga. Buổi chiều, bạn có thể chơi một môn thể thao yêu thích như cầu lông, bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ… hoặc đạp xe, nhảy dây, chạy bộ…
Việc tập luyện hỗ trợ trao đổi chất diễn ra thuận lợi, cơ thể dễ dàng chuyển hóa năng lượng, hạn chế khả năng tích tụ những chất dư thừa. Không những vậy, thói quen này còn giúp săn chắc cơ bắp, cân bằng các chất trong cơ thể.
Nghỉ ngơi hợp lý
Khi bạn ngủ, cơ thể tiến hành loại bỏ độc tố, các chất dư thừa và đồng thời trao đổi chất. Giấc ngủ đảm bảo về chất và lượng là điều kiện để cơ thể có trạng thái tốt. Bạn lưu ý không nên ăn hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ nói riêng và tổng thể sức khỏe nói chung.
Sử dụng thực phẩm giảm cân
Hiện nay, một số loại thực phẩm có thành phần thảo dược thiên nhiên cũng có tác dụng duy trì cân nặng. Bạn có thể lựa chọn một loại sản phẩm uy tín, đảm bảo an toàn, chất lượng để hỗ trợ cơ thể đạt trọng lượng phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng các loại thực phẩm này để tránh các tác dụng phụ không đáng có.
Một số sản phẩm thảo dược hỗ trợ duy trì mức cân nặng phù hợp
Trọng lượng cơ thể là một trong trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các tế bào gây ung thư. Đó là lý do các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên bạn duy trì mức cân nặng hợp lý để tránh những bệnh tật không đáng có. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt ngay từ bây giờ, bắt đầu từ chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi… để có được thể trạng tốt nhé.