Tìm ra cách trị mụn bọc không đau, không để lại thâm
Mụn bọc là “kẻ thù” của làn da, không chỉ gây đau nhức tại thời điểm nó phát triển mà còn để lại sẹo thâm, rỗ. Chỉ khi áp dụng đúng cách trị mụn bọc không đau, không để lại thâm thì làn da mới giữ được vẻ đẹp mịn màng, trắng hồng vốn có. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các cách trị mụn bọc hiệu quả trong bài viết sau đây.
Tìm ra cách trị mụn bọc không đau, không để lại thâm
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là mụn trứng cá nặng, cứng, kích thước mụn lớn, viêm và sưng đau, bên trong mụn chứa nhiều mủ trắng.
Vùng da bị mụn bọc và khu vực lân cận thường gặp tình trạng đau nhức, ngứa ngáy, nóng rát.
Mụn bọc thường xuất hiện ở các vị trí: Cánh mũi, cằm, má, ngực, cổ, vai, lưng, thái dương…
Ban đầu, mụn bọc là những chấm đỏ hơi cộm lên da, khi ấn vào có cảm giác đau nhẹ, hơi ngứa
Sau một vài ngày, mọn to lên, đỏ hơn và ứ đọng mủ, sưng nóng, viêm và đau nhức nhiều, có thể gây đau sang các vùng da lân cận
Sau khoảng 3-5 ngày, mụn khô dần và lộ rõ nhân mụn.
Khi loại bỏ nhân mụn, vùng da bị mụn có thể bị thâm đỏ, hình thành sẹo rỗ tùy vào cơ địa và cách chăm sóc da của mỗi người.
Mụn bọc gây đau nhức
Nguyên nhân gây mụn bọc
Mụn bọc hình thành do các nguyên nhân dưới đây:
- Da tiết nhiều dầu: Dầu trên da được tiết ra với mục đích dưỡng ẩm, làm dịu bề mặt da và giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, làn da tiết ra lượng dầu quá nhiều khiến nang lông bị tắc dẫn đến hình thành mụn bọc.
- Vi khuẩn P.acnes: Trên bề mặt da luôn tồn tại một lượng nhỏ vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes). Đây là một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương sinh trưởng và phát triển nhờ các axit béo trong bã nhờn do các tuyến bã nhờn trong nang tiết ra. Khi lượng nhờn tiết ra càng lớn, vi khuẩn P.Acnes càng phát triển mạnh. Để bảo vệ cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến các nang lông chứa ổ vi khuẩn P. Acnes tấn công vi khuẩn, tế bào bạch cầu bị chết sẽ dẫn đến tình trạng viêm, sưng đỏ, hình thành mụn bọc.
- Tắc lỗ chân lông: Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do nhờn, bụi bẩn, tế bào da chết khiến lượng oxy ở các vùng da này bị sụt giảm. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn P.acnes phát triển, gây ra mụn bọc.
- Vệ sinh da kém: Không tẩy trang, không vệ sinh da đúng cách, dầu thừa tích tụ trong nang lông nhiều kích thích vi khuẩn P.acnes phát triển mạnh gây mụn bọc.
- Corticoid: Sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid dài ngày làm cho sức đề kháng bị suy giảm sẽ tạo điều kiện để mụn bọc phát triển mạnh.
- Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng thần kinh, áp lực gây rối loạn nội tiết tố, làm tăng sự tiết bã nhờn trên da, sừng hóa lỗ chân lông, bã nhờn ứ đọng, vi khuẩn phát triển mạnh gây viêm da, mụn bọc.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, cà phê… khiến làn da bị thiếu nước, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Thói quen sinh hoạt: Trang điểm đậm, hay sờ tay lên mặt, nặn mụn không đúng cách, đeo khẩu trang thường xuyên, tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm… khiến da bị viêm nhiễm, mụn bọc hình thành.
- Bệnh lý, di truyền: Người mắc bệnh Cushing, đa nang buồng trứng, bệnh cường giáp, tiền sử gia đình bị mụn trứng cá, viêm da có nguy cơ mụn bọc cao.
Chế độ chăm sóc da không khoa học là điều kiện thuận lợi để hình thành mụn bọc
Hậu quả mụn bọc gây ra cho làn da
Mụn bọc gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và thẩm mỹ làn da:
- Sức khỏe: Mụn bọc gây đau nhức, khó chịu, nhất là khi mụn nổi nhiều thành từng cụm và kích thước lớn.
- Mất thẩm mỹ: Những nốt mụn lớn, viêm đỏ khiến làn da mất thẩm mỹ nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến công việc, cuộc sống.
- Sẹo thâm: Mụn bọc ảnh hưởng đến cấu trúc trung bì, hạ bì của làn da nên nếu điều trị không đúng cách có thể hình thành vết thâm, sẹo rỗ lõm sâu, không thể khôi phục được tình trạng da ban đầu.
Cách điều trị mụn bọc không đau, không để lại thâm
Mụn bọc là nỗi ám ảnh của bất cứ ai, nhất là phái đẹp vốn rất coi trọng làn da, ngoại hình. Để giảm thiểu đến mức tối đa những hậu quả mà mụn bọc có thể gây ra cho làn da, các bạn có thể áp dụng các cách điều trị mụn bọc sau đây:
Trị mụn bọc bằng nguyên liệu có sẵn tại nhà:
Chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C có khả năng chống lại gốc tự do và tăng cường lượng collagen cho da. Ngoài ra, nước cốt chanh được cho là khả năng kiềm dầu, khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn P.acnes, giảm đỏ sưng ngăn ngừa nguy cơ sẹo thâm.
Các bạn có thể dùng nước cốt chanh tươi pha với nước sạch theo tỉ lệ 1-1, thoa hỗn hợp này lên da 2-3 lần/ngày trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Thực hiện liên tục trong khoảng vài ngày, các bạn có thể cảm nhận những thay đổi tích cực trên bề mặt mụn bọc.
Chanh giàu vitamin C có lợi cho làn da
Nha đam
Nha đam là nguyên liệu làm đẹp da quen thuộc và cũng thể hiện khả năng của mình trong việc hỗ trợ điều trị mụn bọc nhờ các đặc tính: Kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Một nghiên cứu cho thấy nha đam có thể hỗ trợ giảm tổn thương do mụn gây ra trên da. Các bạn có thể dùng nhựa cây nha đam thoa trực tiếp lên đốm mụn. Hoặc kết hợp với mật ong, quế để làm mặt nạ chăm sóc da, hỗ trợ điều trị mụn bọc.
Tỏi
Một nghiên cứu đã cho thấy đặc tính kháng khuẩn của tỏi. Với khả năng này, tỏi có thể xem là một nguyên liệu hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, mụn bọc. Chất allicin trong tỏi chính là nhân tố giúp tỏi có khả năng kháng khuẩn tốt. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy allicin có thể chống lại vi khuẩn Streptococcus epidermidis là một trong số các vi khuẩn gây mụn trên da.
Khi bị mụn bọc, các bạn có thể dùng tỏi đập dập và thoa lên vị trí nốt mụn để kháng viêm, ngăn ngừa mụn sưng to và đau nhức.
Đá lạnh
Đối với các mụn viêm có mủ như mụn bọc, chườm đá lạnh cũng là một trong những phương pháp trị mụn không đau. Nhiệt độ thấp sẽ làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, sưng, giảm cảm giác đau nhức do mụn, kết hợp với việc vệ sinh da đúng cách sẽ giúp mụn không tiến triển nặng hơn, từ từ thu nhỏ và bị loại bỏ.
Nghệ tươi
Một bài báo năm 2017 đã giới thiệu cụ thể về khả năng giảm viêm của nghệ, kiểm soát tình trạng oxy hóa và sưng viêm. Một đánh giá khoa học cho thấy nghệ có thể hỗ trợ giải quyết tình trạng da bị mụn trứng cá nhờ hoạt chất curcumin có trong nghệ. Hoạt chất này có khả năng chống vi khuẩn gây mụn, hạn chế sự phát triển của mụn.
Ngoài ra, nghệ còn có khả năng trị sẹo thâm. Để khắc phục mụn bọc bằng nghệ, các bạn nên sử dụng nghệ tươi, giã nhuyễn, trộn với mật ong và thoa lên vùng da bị mụn. Lưu ý, nếu nốt mụn đang bị loét, hở, không nên thoa trực tiếp nghệ lên có thể không đạt kết quả điều trị như mong muốn.
Nghệ tươi và tinh bột nghệ là nguyên liệu trị mụn bọc được nhiều người lựa chọn
Trường hợp không có nghệ tươi, các bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ để thay thế. Lựa chọn tinh bột nghệ nguyên chất, không pha lẫn tạp chất để hạn chế nguy cơ da viêm nhiễm.
Thuốc điều trị mụn bọc
Trường hợp mụn bọc nặng, kéo dài, các bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh đường uống để hỗ trợ điều trị mụn bọc.
Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc Retinoid, Benzoyl peroxide, Salicylic acid, thuốc kháng sinh tại chỗ như: erythromycin, dapsone, clindamycin, sulfacetamide… được lựa chọn sử dụng để hỗ trợ điều trị mụn bọc ở mặt và các vị trí trên cơ thể.
Thuốc kháng sinh đường uống: Hai loại thuốc kháng sinh trị mụn bọc được sử dụng phổ biến là Doxycycline và minocycline có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thuốc kháng sinh khác, hai loại thuốc này có tác dụng phụ là có thể gây đau dạ dày hoặc nấm âm đạo ở nữ giới.
Trường hợp mụn bọc, mụn trứng cá nặng, các bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thuốc Isotretinoin. Tuy nhiên, Isotretinoin có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn: tiêu chảy, chán ăn, đau dạ dày, nôn, nhịp tim nhanh, khô miệng….
Điều trị mụn bọc bằng tia laser
Tia laser với tần sóng an toàn sẽ được chiếu lên da để loại bỏ các ổ vi khuẩn trong nang lông, kích thích tăng sinh collagen nhằm tái tạo da, ngăn ngừa sẹo. Sau khi điều trị mụn bằng tia laser, các bạn cần chú ý vệ sinh và chăm sóc da khoa học để ngăn ngừa mụn tái phát.
Lưu ý khi điều trị mụn bọc
-
Mụn bọc là mụn trứng cá thể nặng nên việc điều trị bằng phương pháp nào cũng cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Các bạn không nên nóng vội, lạm dụng thuốc thoa ngoài da, uống quá liều có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
-
Trong thời gian điều trị mụn, cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế tối đa việc trang điểm nhằm giúp da được thông thoáng, giảm kích ứng, mụn được đẩy lùi nhanh hơn.
-
Cần thận trọng với các loại thuốc trị mụn nhà làm không có thành phần rõ ràng, chưa được các cơ quan có thẩm quyền kiểm định và cấp phép lưu hành.
-
Không tự ý nặn, cạy mụn khi mụn chưa chín muồi có thể làm lây lan vi khuẩn, mụn phát triển mạnh hơn, tổn thương bề mặt da, để lại sẹo thâm, sẹo rỗ mất thẩm mỹ.
Cách chăm sóc da khỏe đẹp, mịn màng không hình thành mụn bọc
Tình trạng da có thể phản ánh sức khỏe của chúng ta. Do đó, việc mụn bọc phát triển mạnh cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp phải những vấn đề không thể xem thường. Để làn da khỏe đẹp, mịn màng, không hình thành mụn bọc, các bạn cần lưu ý các nguyên tắc chăm sóc da sau đây:
Làm sạch da đúng cách
Rửa mặt hai lần mỗi ngày để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa trên da bằng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ. Khi rửa, tránh chà xát quá mạnh có thể làm tổn thương bề mặt da.
Nếu mặt không quá bẩn, không nên rửa mặt quá 2 lần/ngày vì có thể làm lớp ngoài cùng của da bị mất nước, da khô, bong tróc.
Dưỡng ẩm cho da
Dù da dầu hay da khô thì công tác dưỡng ẩm cũng vô cùng quan trọng, duy trì độ ẩm, giúp da mềm mại, mịn màng hơn. Khi lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da, các bạn nên lưu ý đến cụm từ “Noncomedogenic” có nghĩa là không chứa thành phần làm bít tắc lỗ chân lông giúp làn da thông thoáng hơn.
Hạn chế trang điểm
Đặc thù công việc, sở thích khiến nhiều người phải mang lớp trang điểm nhiều giờ trong ngày. Việc này có thể gây bí da, cản trở quá trình bài tiết của da, tăng nguy cơ bị mụn cũng như lão hóa da. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, các bạn nên hạn chế trang điểm. Trường hợp bắt buộc, nên ưu tiên lựa chọn mỹ phẩm trang điểm không chứa dầu, thành phần chiết xuất thiên nhiên, không chứa hóa chất gây kích ứng da.
Hạn chế trang điểm hỗ trợ điều trị mụn bọc
Không đưa tay lên mặt
Sờ tay lên mặt, chống cằm có thể mang vi khuẩn lên mặt, tăng nguy cơ mụn trứng cá, kích ứng da. Do đó, các bạn cần thay đổi thói quen sờ tay lên mặt để chăm sóc và bảo vệ da tốt hơn.
Chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể phá hủy làn da, làm sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng là nguyên tắc quan trọng để bảo vệ da. Nếu cần ra ngoài khi trời nắng gắt, các bạn nên sử dụng các phương pháp chống nắng cho da như: Kem chống nắng, quần áo dày, nón rộng vành… để ngăn cản ánh nắng chiếu trực tiếp lên da.
Chế độ ăn khoa học
Dầu mỡ, đường, cồn, cafein… là những tác nhân trong thực phẩm có thể khiến làn da mất đi vẻ đàn hồi, mịn màng, trắng sáng, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá. Các bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa các thành phần này, thay vào đó tăng cường rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt giàu omega-3 sẽ giúp làn da khỏe đẹp, giảm nguy cơ bị mụn đồng thời ngăn ngừa lão hóa da.
Vận động thường xuyên
Tiến sĩ Marisa Garshick, một bác sĩ da liễu tại Thành phố New York cho biết: "Tập thể dục, bằng cách làm tăng nhịp tim và cải thiện lưu thông máu, có thể giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho da, giúp da khỏe mạnh, thúc đẩy sản xuất collagen và thúc đẩy các tế bào da mới giúp da luôn tươi sáng và cũng rất hữu ích cho chống lão hóa”.
Các bạn có thể sắp xếp công việc và dành thời gian từ 30 phút – 1 giờ mỗi ngày để tập thể dục, vừa giải trí, vừa cải thiện sức khỏe đồng thời chăm sóc và làm đẹp da.
Tâm trạng thoải mái, lạc quan
Một nghiên cứu cho thấy, căng thẳng, áp lực khiến làn da “xuống cấp” trầm trọng, lão hóa nhanh hơn. Do đó, giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan là phương pháp chăm sóc và duy trì làn da khỏe đẹp cần được chú ý. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch, gặp gỡ bạn bè sẽ giúp tinh thần chúng ta thoải mái hơn, làn da nhờ vậy cũng khỏe mạnh và rạng rỡ.
Mụn bọc hay bất cứ loại mụn trứng cá nào cũng có thể để lại những hậu quả khó khắc phục trên bề mặt da. Do đó, các bạn cần chủ động chăm sóc da khoa học, để ngăn ngừa sự hình thành của mụn. Trường hợp da đã bị mụn bọc tấn công, nên liên hệ bác sĩ da liễu có kinh nghiệm để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị da đúng cách.