9 dấu hiệu trẻ đang bước vào giai đoạn tăng chiều cao nhanh
Trẻ em trong giai đoạn phát triển thể chất cũng có những dấu hiệu nhất định cho thấy thay đổi đáng kể ở bản thân. Nắm rõ các biểu hiện cơ thể giúp phụ huynh có hướng chăm sóc sức khỏe đúng cách. Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng nhanh về chiều cao, đòi hỏi một chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt hơn để sớm đạt chuẩn vóc dáng.
9 dấu hiệu trẻ đang bước vào giai đoạn tăng chiều cao nhanh
Tăng cảm giác thèm ăn
Nếu thấy trẻ bỗng thèm ăn nhiều hơn, trẻ có xu hướng ăn nhiều cơm hoặc đồ ăn hơn, chứng tỏ trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ. Bởi lúc này, cơ thể trẻ có nhu cầu bổ sung nhiều dưỡng chất và năng lượng hơn để sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng. Điều này có thể rõ ràng hơn nếu trước đó trẻ thuộc tuýp người kén ăn hoặc ăn ít. Một số trẻ có thể thay đổi cả khẩu vị và thói quen ăn uống.
Sự thay đổi này có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào và cũng có khả năng xuất hiện ở người này nhưng không thấy ở người khác. Điều quan trọng là phụ huynh cần theo dõi trẻ sát sao hơn, ngay khi phát hiện dấu hiệu này, bạn cần đầu tư dinh dưỡng cho trẻ nhiều hơn theo nhu cầu đã thay đổi. Bên cạnh các bữa ăn chính, hãy chuẩn bị thêm 1 - 2 bữa phụ mỗi ngày để con được đáp ứng năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong ngày.
Trẻ có một số dấu hiệu cơ thể báo hiệu giai đoạn tăng nhanh chiều cao
Tăng cân nhanh chóng
Đặc điểm nổi bật nhất của một quá trình tăng trưởng mạnh mẽ là kết quả tăng thêm cả về chiều cao và cân nặng. Trong thời kỳ phát triển vượt bậc, trẻ có thể tăng cân nhanh hơn bình thường. Lúc này, phụ huynh nên theo dõi và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp để tránh cho trẻ tăng nhanh quá mức cho phép, gây ra các vấn đề thừa cân, béo phì… và lệch vóc dáng.
Trong thời gian này, cách tốt nhất là xây dựng thực đơn ăn uống đủ chất theo hàm lượng khuyến nghị. Quan trọng nhất là điều chỉnh calo bằng cách chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng nạp quá nhiều calo trong một lần. Qua đó, trẻ cũng tránh được những khó khăn trong vấn đề đốt cháy calo. Điều cần làm tiếp theo để trẻ tăng cân lành mạnh là tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, giúp tăng khả năng chuyển hóa chất và tiêu hao năng lượng dư thừa, tránh gây tích tụ calo.
Trẻ ăn nhiều hơn và tăng cân nhanh chóng ở giai đoạn dậy thì
Thường xuyên thức dậy vào ban đêm
Sự phát triển vượt bậc có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ bị thức giấc ban đêm thường xuyên hơn và trằn trọc, khó ngủ. Trẻ em trong giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ thường xuyên rơi vào trạng thái đạp chân trong vô thức khi ngủ. Trẻ có thể đạp mạnh chân vào người nằm ngủ cạnh, hoặc nhấc lên một chút rồi thả mạnh xuống giường. Nếu cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu này tần suất dày đặc hơn, rất có thể con đang có quá trình tăng chiều cao nhanh chóng.
Tăng size quần áo
Việc con cao nhanh hơn, kết hợp với tăng cân nhiều hơn làm quần áo của con không thể vừa vặn nữa. Quần áo của trẻ có thể chật hơn và bạn có thể nhận thấy kích thước cơ thể của trẻ tăng lên. Đây cũng là lúc bạn nên thay cho con những bộ quần áo có kích cỡ lớn hơn. Trẻ đang trong giai đoạn tăng chiều cao nhanh chóng, bạn nên lựa chọn trang phục đã được trừ hao về kích thước để tránh phải thay đổi trong thời gian ngắn.
Tăng nhanh chiều cao
Bạn có thể thấy trẻ đang dần dài ra, đặc biệt là khi so sánh với một thời gian ngắn trước đó. Đây cũng là dấu hiệu cụ thể nhất báo hiệu trẻ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Định kỳ 3 - 6 tháng, phụ huynh nên kiểm tra chiều cao của con để theo dõi tốc độ phát triển hiện tại cũng như so sánh với bảng quy chuẩn theo từng độ tuổi. Trong quá trình phát triển chiều cao, trẻ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thường là 3 năm đầu và 3 - 4 năm trong giai đoạn dậy thì.
Tăng các hoạt động thể chất
Trẻ có thể trở nên năng động hơn, chạy nhảy và thích tham gia vào các hoạt động vận động. Bên cạnh đó, trẻ có thể phát triển xương và cơ mạnh mẽ hơn, giúp trẻ thực hiện các hoạt động thể chất hoặc động tác vận động phức tạp hơn. Hãy cổ vũ con và cùng con lựa chọn các hình thức vận động phù hợp với khả năng, tình trạng cơ thể, sở thích cũng như mục tiêu tăng chiều cao.
Trẻ có xu hướng tham gia vận động thể chất nhiều hơn
Có dấu hiệu đau chân
Một số trẻ bị đau chân khi đang trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì. Sở dĩ do lúc này cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố tăng trưởng, có khả năng gây ra những cơn đau nhức vừa phải ở vùng chân. Tuy nhiên, hiện tượng này không xuất hiện ở tất cả trẻ, mà ngẫu nhiên tùy vào thói quen sinh hoạt và tốc độ tăng trưởng của từng người.
Các chuyên gia y tế cho rằng, khi trẻ phát triển chiều cao, chân là vị trí xương phát triển mạnh mẽ nhất, nên hiện tượng đau chân rất dễ xảy ra. Nếu thời gian đau kéo dài hoặc mức độ tăng lên, bạn nên cho trẻ đi khám để kiểm tra xem trẻ có đang thiếu chất, đặc biệt là canxi không. Một chế độ ăn uống bổ sung đủ đạm và canxi lúc này sẽ hỗ trợ trẻ giảm bớt các cơn đau.
Thay đổi về cảm xúc
Trẻ có thể có những biểu hiện cảm xúc đa dạng hơn, từ vui vẻ và hăng hái đến buồn bã hoặc dễ cáu gắt. Đây cũng là những dấu hiệu cơ bản của tuổi dậy thì - một trong 3 giai đoạn tăng trưởng “vàng” của trẻ. Điều cha mẹ cần làm lúc này là thông cảm, ở bên và tâm sự, cùng con vượt qua thời kỳ “khủng hoảng” về tâm sinh lý. Như vậy, trẻ có thể thoải mái phát triển thể chất, an tâm về tinh thần, hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe toàn diện.
Tăng tính tò mò, khám phá và tương tác xã hội
Ở giai đoạn tăng chiều cao nhanh chóng, trẻ có thể có những thay đổi nhất định về tính cách. Trẻ trở nên tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn. Trẻ cũng bắt đầu tương tác xã hội nhiều hơn, tìm kiếm sự chú ý và tương tác với bạn bè cùng lứa. Hãy giúp trẻ xây dựng những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, cùng nhau cố gắng trong học tập và chủ động chăm sóc sức khỏe.
Trẻ tương tác xã hội và sẵn sàng tạo dựng nhiều mối quan hệ bạn bè
Bên cạnh giúp trẻ hiểu ra tầm quan trọng của chiều cao và chủ động quan tâm sức khỏe, cha mẹ nên giúp trẻ áp dụng thói quen sinh hoạt khoa học như sau:
Ăn uống đủ chất: Bữa ăn hằng ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho cơ thể. Do đó, trẻ cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thực phẩm lành mạnh, thực đơn với hàm lượng các chất phù hợp với nhu cầu khuyến nghị.
Thường xuyên vận động thể dục thể thao: Việc tập luyện trong thời gian này không chỉ thúc đẩy kéo dài xương mà còn thỏa mãn nhu cầu vận động của tuổi phát triển. Những hình thức vận động tốt cho chiều cao như: Đạp xe, nhảy dây, tập yoga, chạy bộ, đu xà, bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền… nên được khuyến khích thực hiện hằng ngày hoặc tối thiểu 3 - 5 ngày mỗi tuần.
Đi ngủ đúng giờ: Phần lớn quá trình phát triển của xương diễn ra khi cơ thể nghỉ ngơi, tập trung chủ yếu trong lúc ngủ. Lúc này cũng là thời gian xương được thư giãn, sẵn sàng cho quá trình kéo dài nhanh chóng. Trẻ nên đi ngủ từ khoảng 9h - 10h tối để dễ dàng ngủ sâu giấc vào khoảng 11h tối đến 1h sáng, cũng là thời gian cơ thể sản sinh nội tiết tố tăng trưởng.
Sinh hoạt lành mạnh để có tốc độ phát triển tối ưu
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để chiều cao tăng trưởng thuận lợi. Sản phẩm hỗ trợ có công dụng chính bù đắp dinh dưỡng, tập trung vào các chất tham gia nuôi dưỡng xương nhưng lại thường xuyên thiếu hụt do đầu tư không đủ, cơ địa không cho phép. Sử dụng các sản phẩm uy tín, chất lượng giúp trẻ tăng tốc chiều cao, khỏe mạnh hơn.
Sinh hoạt lành mạnh: Cải thiện lối sống là điều cần thiết để đảm bảo các giải pháp chăm sóc phát huy tốt hiệu quả cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể. Trẻ cần cải thiện ngay vấn đề thức khuya, lười vận động, cũng như loại bỏ thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, thực phẩm đã qua chế biến đóng hộp… ra khỏi cuộc sống hằng ngày nếu muốn sở hữu chiều cao lý tưởng.
Tốc độ và thời điểm tăng trưởng có thể thay đổi giữa các trẻ, và không phải lúc nào cũng có dấu hiệu rõ ràng cho thấy trẻ tăng nhanh chóng về chiều cao. Áp dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe khoa học như chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp trẻ tối ưu tiềm năng chiều cao và sớm đạt vóc dáng như mong muốn. Trường hợp trẻ có những dấu hiệu quá bất thường hoặc bạn có bất kỳ lo lắng nào về khả năng phát triển của trẻ, hãy tham vấn bác sĩ nhi hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cho trẻ một cách chính xác.
- Tin liên quan: Ăn nhiều thịt có giúp tăng chiều cao không?