BMI là gì? Ý nghĩa chỉ số BMI
Chỉ số BMI không còn là điều mới mẻ với nhiều người bởi nó được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng cơ thể. BMI có thể giúp bạn tự đánh giá sơ bộ trạng thái vóc dáng và sức khỏe hiện tại của mình. Để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về BMI và cách duy trì một chỉ số BMI lý tưởng, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết và chia sẻ một số bí quyết đơn giản để cải thiện BMI trong bài viết sau đây.
BMI là gì? Ý nghĩa chỉ số BMI
BMI là gì?
BMI là viết tắt từ Body Mass Index, tức là chỉ số khối của cơ thể. Giá trị BMI biểu thị cho tình trạng cân nặng dựa vào chiều cao hiện tại của mỗi người. BMI là chỉ số đơn giản và được sử dụng rộng rãi để phân loại trạng thái cân nặng khác nhau, chẳng hạn như thiếu cân, cân nặng bình thường, thừa cân và béo phì. Mặc dù BMI là một công cụ sàng lọc tiện lợi nhưng nó không đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể và không tính đến sự khác biệt về khối lượng cơ, mật độ xương và sự phân bổ mỡ.
Cách tính chỉ số BMI
Để tính chỉ số khối cơ thể, bạn áp dụng công thức sau: BMI = Cân nặng / (Chiều cao * Chiều cao). Trong đó, chiều cao sử dụng định lượng mét và cân nặng theo kilogram. Ví dụ, bạn cao 1m62 và nặng 50kg, BMI = 50 / (1,62 * 1,62) = 19,05. Kết quả BMI có những cách giải thích như sau:
-
Thiếu cân: BMI dưới 18,5
-
Cân nặng bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,9
-
Thừa cân: BMI từ 25 đến 29,9
-
Béo phì: BMI từ 30 trở lên, trong đó BMI trong khoảng 30 - 39,9 là béo phì nhẹ và BMI từ 40 trở lên béo phì nặng.
Mối liên hệ giữa chỉ số BMI và sức khỏe cơ thể
Chỉ số khối cơ thể (BMI) thường được sử dụng như một công cụ sàng lọc để đánh giá sơ bộ về tình trạng trọng lượng cơ thể. Từ đó, chuyên gia y tế có thể cân nhắc một số vấn đề liên quan về sức khỏe dựa vào BMI như sau:
-
BMI quá thấp có thể là dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng, chức năng miễn dịch suy yếu và báo hiệu vấn đề sinh sản.
-
BMI quá cao có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số bệnh ung thư, các vấn đề cơ xương khớp.
-
Mối quan hệ giữa BMI và rủi ro sức khỏe có thể khác nhau giữa các nhóm dân tộc khác nhau và giữa các giới tính.
Kết quả BMI nói lên trạng thái cân nặng khác nhau
Sử dụng chỉ số BMI để theo dõi tình trạng sức khỏe có chính xác không?
Mặc dù BMI là một công cụ tiện lợi và được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng cân nặng nhưng BMI cũng có hạn chế và không đánh giá hoàn hảo về sức khỏe tổng thể của bất kỳ ai. BMI không phân biệt được cơ và mỡ. Những người có khối lượng cơ bắp cao, đặc biệt là vận động viên, có thể có chỉ số BMI cao hơn nhưng tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp hơn. Tương tự, người lớn tuổi có chỉ số BMI cao hơn do thay đổi thành phần cơ thể, ngay cả khi tỷ lệ phần trăm mỡ của họ nằm trong phạm vi lành mạnh.
BMI không tính đến sự phân bổ mỡ trong cơ thể, điều này rất quan trọng để đánh giá các nguy cơ về sức khỏe. Béo phì vùng trung tâm (dư thừa mỡ quanh bụng) có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa cao hơn. Một số tình trạng sức khỏe và thuốc có thể tác động đến cân nặng và do đó ảnh hưởng đến chỉ số BMI. Ví dụ, người mắc một số bệnh nhất định hoặc đang dùng thuốc gây ứ nước có thể có chỉ số BMI cao hơn.
Chỉ dựa vào BMI có thể dẫn đến hiểu sai về tình trạng sức khỏe. Nếu bạn có nghi ngờ về vấn đề sức khỏe nào, hãy xem xét kết hợp các chỉ số khác, chẳng hạn như chu vi vòng eo, tỷ lệ mỡ trong cơ thể, huyết áp và mức cholesterol để đưa ra đánh giá toàn diện hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI
Thành phần cơ thể: Những thay đổi trong thành phần cơ thể, chẳng hạn như tăng khối lượng cơ hoặc giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến chỉ số BMI mà không nhất thiết thay đổi về lượng mỡ.
Khối lượng cơ: Như đã đề cập về việc BMI không phân biệt được cơ và mỡ. Những người thường xuyên tập luyện hoặc điển hình là các vận động viên có khối lượng cơ bắp cao hơn, có thể có chỉ số BMI cao hơn, trong khi không có mỡ thừa trong cơ thể.
Các vận động viên có BMI cao dù không có mỡ thừa
Tuổi: BMI có thể không chính xác đối với người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ cũng có biểu đồ BMI khác biệt. Khi đến độ tuổi lão hóa, bạn có những thay đổi về khối lượng cơ và mật độ xương nhất định và điều này ảnh hưởng đến giá trị BMI. Trẻ nhỏ đang trong thời gian phát triển mạnh mẽ, nhất là chiều dài xương nên cũng có thể thay đổi BMI liên tục.
Giới tính: Cơ thể nam và nữ có cấu tạo cơ thể khác nhau và BMI sẽ không giải thích đầy đủ những khác biệt về giới tính này.
Thai kỳ: BMI không sử dụng để kiểm tra tình trạng cơ thể đối với người mang thai vì tăng cân khi mang thai là bình thường.
Tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như mất cân bằng nội tiết tố hoặc rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến cân nặng và do đó cũng tác động đến chỉ số BMI. Sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất ảnh hưởng đến cách cơ thể lưu trữ và sử dụng năng lượng, vì vậy cân nặng và chỉ số BMI cũng có nhiều thay đổi.
Thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh, bao gồm cả những loại thuốc dùng để điều trị nội tiết tố hoặc một số bệnh tâm thần, có thể ảnh hưởng đến cân nặng, tăng khả năng giữ nước và làm thay đổi chỉ số BMI.
Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định thành phần cơ thể và sự phân bổ trọng lượng, do đó chúng cũng góp phần tác động đến chỉ số BMI của từng cá nhân.
Lối sống: Chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và lối sống tổng thể là những yếu tố chính tác động đến cân nặng và chỉ số BMI. Thói quen lười vận động hoặc ăn uống kém lành mạnh có khả năng làm bạn thừa cân, béo phì, dẫn đến BMI cao.
Ăn uống thiếu khoa học chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến BMI và tình trạng cơ thể
Những cách giúp duy trì chỉ số BMI hợp lý
Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng
Ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để duy trì chỉ số BMI ổn định. Ngoài các nhóm chất chính thì chất xơ và vi khoáng cũng cần bổ sung đủ lượng, ưu tiên lượng chất béo lành mạnh, protein nạc. Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt... cần có trong bữa ăn hằng ngày. Chất béo lành mạnh có trong hạt chia, quả bơ, dầu oliu, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu... Khẩu phần ăn cũng cần tính toán để đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể đúng nhu cầu khuyến nghị, tham khảo bảng sau:
Tuổi |
Nam |
Nữ |
||||
Hoạt động nhẹ |
Hoạt động trung bình |
Hoạt động nặng |
Hoạt động nhẹ |
Hoạt động trung bình |
Hoạt động nặng |
|
0 - 5 tháng |
-- |
550 calo |
-- |
-- |
500 calo |
-- |
6 - 8 tháng |
-- |
650 calo |
-- |
-- |
600 calo |
-- |
9 - 11 tháng |
-- |
700 calo |
-- |
-- |
650 calo |
-- |
1 - 2 tuổi |
-- |
1000 calo |
-- |
-- |
930 calo |
-- |
3 - 5 tuổi |
-- |
1320 calo |
-- |
-- |
1230 calo |
-- |
6 - 7 tuổi |
1360 calo |
1570 calo |
1770 calo |
1270 calo |
1460 calo |
1650 calo |
8 - 9 tuổi |
1600 calo |
1820 calo |
2050 calo |
1510 calo |
1730 calo |
1940 calo |
10 - 11 tuổi |
1880 calo |
2150 calo |
2400 calo |
1740 calo |
1980 calo |
2220 calo |
12 - 14 tuổi |
2200 calo |
2500 calo |
2790 calo |
2040 calo |
2310 calo |
2580 calo |
15 - 19 tuổi |
2500 calo |
2820 calo |
3140 calo |
2110 calo |
2380 calo |
2650 calo |
20 - 29 tuổi |
2200 calo |
2570 |
2940 |
1760 calo |
2050 calo |
2340 calo |
30 - 49 tuổi |
2010 calo |
2350 |
2680 |
1730 calo |
2010 calo |
2300 calo |
Khẩu phần ăn đảm bảo calo cần thiết giúp bạn duy trì BMI lý tưởng
Hoạt động thể chất thường xuyên
Hãy xây dựng lịch trình vận động và cố gắng duy trì mỗi ngày với khoảng 45 - 60 phút/ngày. Các bài tập hoặc môn thể thao nên lựa chọn phù hợp với sở thích và khả năng luyện tập của mỗi người. Bạn có thể tập thể dục vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, các thời gian rảnh trong ngày, buổi xế chiều hoặc trước khi đi ngủ đều được. Hoạt động thể chất giúp bạn đốt cháy calo dư thừa để cân đối trọng lượng và nâng cao sức khỏe.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước có tác dụng vận chuyển dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời cần thiết để kiểm soát cơn đói. Nhu cầu uống nước mỗi ngày có thể được tính dựa vào cân nặng mỗi người. Lượng nước cần uống = Cân nặng (kg) * 0,03 (lít nước). Ví dụ, bạn nặng 55kg, hàm lượng nước cần bổ sung mỗi ngày là 55 * 0,03 = 1,65 lít. Lượng nước này không bao gồm phần nước cần bù đắp trong và sau thời gian tập thể dục hoặc chơi thể thao.
Hạn chế nhóm thực phẩm nhiều đường
Chế độ ăn uống giúp duy trì BMI cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn nhanh, món ăn vặt nhiều đường bổ sung... để tránh làm tăng cân không lành mạnh. Thay vào đó, bạn có thể chọn đồ ăn vặt lành mạnh, ít calo và nhiều vi khoáng như sữa chua, ngũ cốc, trái cây, nước ép, sinh tố...
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tình trạng trao đổi chất, kéo theo tăng cân nhanh khiến bạn thừa cân, béo phì. Hãy tập thói quen đi ngủ sớm và luôn ngủ đủ 7 - 9 giờ mỗi đêm, ngoài ra bạn cũng nên có một giấc ngủ ngắn ban ngày. Hãy thử áp dụng các bí quyết nghe nhạc nhẹ, tập yoga, hạn chế ăn uống trước giờ ngủ cũng như chuẩn bị phòng ngủ thoải mái, thoáng mát để có giấc ngủ ngon hơn.
Hạn chế căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài góp phần hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh, dẫn đến tăng cân nhanh. Bạn nên học cách quản lý tâm trạng, sắp xếp thời gian cho các hoạt động trong ngày, tập thiền, hít thở, yoga... để thư giãn tinh thần, giảm bớt stress.
Học cách giải tỏa tâm lý để có cơ thể khỏe mạnh hơn
Duy trì BMI ổn định với các giải pháp chúng tôi vừa chia sẻ là cách tốt nhất để giữ vóc dáng cân đối, thân hình ưa nhìn. Tuy nhiên, hãy nhớ là kết quả BMI không hoàn toàn đánh giá trạng thái cơ thể. Nếu bạn có mối lo ngại về tình trạng sức khỏe cụ thể, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, bác sĩ để được hướng dẫn kiểm tra cụ thể và chuyên sâu hơn
- Tin liên quan: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai từ 1 - 18 tuổi