Nhận biết dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao
Ngoài tuổi tác và các xét nghiệm y khoa liên quan, chúng ta cũng có thể nhận biết thời điểm ngừng phát triển chiều cao dựa vào một số thay đổi trên cơ thể. Bằng cách theo dõi các biểu hiện của cơ thể, bạn sẽ dễ dàng lập kế hoạch tăng trưởng chiều cao phù hợp với tình trạng hiện tại.
Nhận biết dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao
Bài viết dưới đây của TVBUY sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình tăng trưởng liên tục của xương cũng như điểm qua một số dấu hiệu điển hình cho thấy bạn chuẩn bị ngừng phát triển thêm về chiều cao.
Các giai đoạn phát triển chiều cao
Trong thai kỳ
Từ khi còn là bào thai, xương đã liên tục phát triển, thậm chí với cấp số nhân trong thời gian ngắn. Không chỉ kéo dài xương mà các cơ, mô xương, tế bào, dây chằng, dây thần kinh… cũng hình thành trong suốt quá trình mang thai. Đến khi bào thai đủ lớn, đứa bé chào đời khỏe mạnh có chiều dài cơ thể khoảng 50cm.
Có cách nào để sớm nhận biết dấu hiệu ngừng cao?
Từ 0 đến 3 tuổi
Đây là giai đoạn “vàng” thứ hai để phát triển chiều cao mạnh mẽ. Cụ thể, năm đầu tiên trẻ sẽ cao thêm khoảng 25cm và năm tuổi thứ hai cao thêm 11 - 13cm tùy vào giới tính. Từ năm thứ ba, mức cải thiện trở nên ổn định hơn với khoảng 6,2cm mỗi năm và mật độ khoáng xương tăng theo lũy tiến 1%/năm. Như vậy, một đứa trẻ 3 tuổi có chiều cao khoảng gấp đôi so với lúc chào đời. Đây là thời gian trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nếu chẳng may phụ huynh áp dụng chế độ chăm sóc sai cách.
3 đến 13 tuổi
Tốc độ tăng trưởng diễn ra ổn định từ khoảng 3 tuổi đến 11 tuổi. Từ 11 - 13 tuổi, trẻ đã có thể có những dấu hiệu dậy thì, trong đó các bạn nữ dậy thì sớm hơn nam giới. Nhìn chung đây là khoảng thời gian cho cha mẹ chuẩn bị những tiền đề tốt nhất để con có thể trạng vững vàng, tăng trưởng tối ưu và sẵn sàng cho thời gian phát triển vượt trội ở tuổi dậy thì tiếp đó.
Giai đoạn dậy thì
Cần chú ý giai đoạn dậy thì bởi đây là thời gian phát triển chiều cao vượt trội và được xem là cơ hội cuối để tăng trưởng với tốc độ đáng kể. Nữ giới có thể dậy thì từ 10 - 11 tuổi và nam giới dậy thì muộn hơn từ khoảng 11 - 12 tuổi. Trong tuổi dậy thì, có 1 - 2 năm chiều cao tăng đạt đỉnh với mức tăng khoảng 8 - 15cm/năm. Số cm chiều cao tăng lên ở giai đoạn dậy thì chiếm ¼ chiều cao cố định khi trưởng thành.
Ngoài phát triển chiều dài xương, mật độ khoáng xương, cấu trúc khung xương, cơ bắp cũng được tăng cường mạnh mẽ. Nếu kiểm tra chuyên khoa, bạn có thể thấy khối lượng khoáng xương cột sống tăng gấp đôi từ 9 - 15 tuổi ở nữ và từ 11 - 17 tuổi ở nam. Nếu trẻ dậy thì được đầu tư dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, chăm chỉ vận động, ngủ đủ giấc và sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày, xương có điều kiện phát triển mạnh mẽ và sớm đạt chiều cao lý tưởng.
Tuổi dậy thì có tốc độ phát triển vượt trội về chiều cao
Giai đoạn sau dậy thì
Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc ở khoảng 15 - 16 tuổi, trong khi nam giới dậy thì muộn hơn nên thường ngừng ở tuổi 17 - 18. Sau khi dậy thì kết thúc, bạn có khoảng 2 - 3 năm tiếp tục tăng chiều cao nhưng lúc này tốc độ đã chậm dần để chuẩn bị ngừng hẳn. Chiều cao lúc này chỉ có thể cải thiện tốt nếu bạn áp dụng linh hoạt và hợp lý các phương pháp chăm sóc sức khỏe.
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là bao nhiêu?
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nữ
Thời điểm ngừng phát triển chiều cao có sự khác nhau dù ở cùng độ tuổi, giới tính. Đối với nữ giới, do dậy thì sớm và kết thúc ở khoảng 15 - 16 tuổi nên có thể ngừng cao khi 17 - 18 tuổi. Do đó, nếu muốn cải thiện chiều cao, bạn nên tận dụng thời gian trước 18 tuổi để có khả năng nhận được kết quả tối ưu.
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam
Nam giới dậy thì muộn hơn nên kéo dài thời gian phát triển hơn. Sau khi kết thúc dậy thì ở khoảng 17 - 18 tuổi, chiều cao của nam giới sẽ ngừng tăng ở khoảng 19 - 20 tuổi. Chỉ một số ít trường hợp, chủ yếu là các bạn nam dậy thì muộn, cùng một số yếu tố liên quan đến chế độ dinh dưỡng có thể cao thêm tới 22 - 23 tuổi với tốc độ rất chậm.
Các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao dễ nhận biết
Những dấu hiệu chung ở cả nam và nữ cho thấy, rất có thể bạn đã không còn khả năng cao thêm:
-
Chiều cao đã không tăng thêm trong khoảng 6 tháng trở lại đây.
-
Size giày đã cố định, không có sự thay đổi thêm.
Dấu hiệu riêng ở nam giới:
-
Hệ thống lông đã hoàn thiện, lông tay chân, ria mép... đã phát triển đầy đủ.
-
Bộ phận sinh dục đã phát triển và đạt kích thước của người trưởng thành.
-
Lông mu phát triển và ở phía đùi trong.
-
Kết thúc quá trình vỡ giọng.
Dấu hiệu riêng ở nữ giới:
-
Ngực đạt kích thước tối đa, đầy đặn và săn chắc, không còn các triệu chứng đau nhức hay ngứa xung quanh ngực.
-
Lông mu, lông nách đầy đủ, đạt độ cứng nhất định.
-
Cơ quan sinh dục hoàn thiện như người trưởng thành.
-
Mở rộng hông, đùi, mông.
-
Kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng.
Size giày ổn định là một dấu hiệu cho thấy chiều cao của bạn có thể đã ngừng tăng
Sau 20 tuổi có còn cao lên có còn cao lên nữa không?
Hãy phát triển chiều cao từ lúc nhỏ
Rất hiếm cơ hội để bạn có thể cao lên một cách tự nhiên sau tuổi 20, do đó hãy dành toàn bộ sự đầu tư chăm sóc sức khỏe từ thời thơ ấu đến tuổi dậy thì. Từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần lên kế hoạch chăm sóc con khoa học với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập cho con thói quen tập thể dục và đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Khi đã lớn hơn, bạn cần nhận thức về tầm quan trọng của chiều cao và chủ động chăm sóc bản thân đúng cách để sớm đạt được kết quả tăng trưởng tối ưu.
Có cách nào phát triển chiều cao khi đã qua độ tuổi?
Bạn có thể áp dụng bí quyết phối hợp trang phục khéo léo để “ăn gian” chiều cao khi đã qua độ tuổi phát triển tự nhiên như sau:
-
Áo, chân váy hoặc quần có họa tiết sọc dọc giúp người đối diện nhìn bạn theo chiều dọc nhiều hơn.
-
Chân váy, quần cạp cao giúp đôi chân trở nên dài hơn.
-
Đầm, áo có cổ chữ V với độ khoét cổ vừa phải sẽ làm phần cổ dài hơn và thân người trên gọn gàng.
-
Chân váy chữ A, đầm có điểm nhấn ở eo… giúp phân chia tỷ lệ cơ thể hợp lý để trông bạn cao hơn chiều cao thực.
-
Giày cao gót cho nữ và giày độn đế cho nam là vật không thể thiếu đối với những anh chàng/cô nàng “nấm lùn”.
-
Trang phục có màu đơn sắc hoặc hài hòa, họa tiết nhỏ và đơn giản, tránh các loại đồ lòe loẹt, họa tiết phức tạp hoặc quá to.
Phẫu thuật kéo dài chân
Có một số người chọn thực hiện phẫu thuật kéo dài chân để tăng chiều cao sau tuổi trưởng thành. Đây là loại phẫu thuật phức tạp, chi phí cao, thời gian phục hồi lâu, đòi hỏi bạn phải cân nhắc kỹ. Tùy vào tình trạng cơ thể và khả năng chịu đựng của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn mức tăng phù hợp, tối đa là 16,5cm ở cả bắp đùi và cẳng chân.
Mặc dù có thể kéo dài xương nhưng rủi ro xảy ra khá nguy hiểm. Ngoài những đau đớn trong quá trình sau phẫu thuật và vật lý trị liệu, bạn sẽ phải chấp nhận nằm bất động trên giường trong thời gian dài, mọi sinh hoạt phải có người giúp đỡ. Thời gian phục hồi hoàn toàn tối thiểu là 6 tháng nếu bạn sử dụng thuốc đều đặn và áp dụng vật lý trị liệu đúng cách và đúng thời điểm. Nên nhớ rằng, nếu không tuân thủ quy tắc sau phẫu thuật, bạn có khả năng “đối mặt” hàng loạt biến chứng như: Lệch xương, nhiễm trùng vết cắm đinh, dị ứng thuốc, gãy xương, trật/biến dạng khớp, tổn thương dây thần kinh, dây chằng...
Uống thuốc tăng chiều cao
Một số loại thuốc tăng chiều cao được giới thiệu với công dụng cải thiện vóc dáng sau 20 tuổi. Trên thực tế, nếu xương đã cốt hóa, bạn không còn khả năng phát triển chiều cao tự nhiên thì việc dùng thuốc không còn giá trị. Nhìn chung, đây là các sản phẩm hỗ trợ bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương, thường được khuyến nghị sử dụng trong độ tuổi dậy thì hoặc trẻ trên 5 tuổi.
Một số loại viên uống hỗ trợ tăng chiều cao cho những ai còn khả năng tăng trưởng tự nhiên
Nếu bạn đã ngoài 20 tuổi, hãy kiểm tra tình trạng hoạt động của sụn tăng trưởng. Nếu sụn còn mở/hoạt động, xương còn khả năng phát triển thì bạn có thể sử dụng các viên uống này nhằm tăng tốc độ phát triển. Tuy nhiên, nếu sụn đã đóng/ngừng hoạt động, hãy chấp nhận chiều cao cố định hiện tại và có thể lựa chọn các giải pháp khác như phối hợp trang phục.
Để đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành, chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe trong thời gian dài trước 18 - 20 tuổi. Hãy luôn theo dõi tình trạng cơ thể để sớm nhận biết các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao mà chúng tôi vừa chia sẻ. Chúc bạn sớm có vóc dáng như ý muốn với thói quen sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày.
- Tin liên quan: #9 Cách tăng chiều cao ở tuổi 12 cho trẻ hiệu quả