TVBUY Vietnam

Những điều cần biết về cốt hóa xương

19/06/2018 | Lượt xem : 1  

Bước vào tuổi trưởng thành, khi quá trình cốt hóa xương diễn ra, sụn khớp của con người sẽ dần cố định lại. Điều này cũng lý giải vì sao, ở thời điểm này chiều cao của chúng ta gần như không phát triển thêm nữa.

Cốt hóa xương là gì?

Hầu hết các xương đều được hình thành qua một quá trình biến đổi từ mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc, gọi là sự cốt hóa. Dựa vào đặc tính riêng của từng quá trình, các nhà khoa học đã phân ra thành 2 hình thức cốt hóa:

Cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng): Chất ăn bản của mô liên kết ngấm Canxi và biến thành xương. Các xương được hình thành theo hình thức này gọi là các xương màng.

Cốt hóa sụn: Chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn, sau đó sụn này biến thành xương.

Quá trình cốt hoá xương diễn ra như thế nào?

Bước vào độ tuổi phát triển, sở dĩ cơ thể trẻ liên tục gia tăng chiều cao là nhờ vào các sụn tiếp hợp nằm giữa các đầu xương và đầu thân xương dài. Theo đó, sụn tiếp hợp này được hình thành và phát triển trong cơ thể mỗi người từ lúc mới sinh cho đến khoảng 18 tuổi. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn trưởng thành (khoảng 18 tuổi trở lên) các sụn tiếp hợp trên sẽ chính “hàn gắn” lại, cốt hóa cố định xương, khi đó quá trình phát triển chiều cao của con người gần như dừng lại hẳn.

Sụn khớp (sụn tiếp hợp) quyết định tốc độ phát triển chiều dài của xương
Sụn khớp (sụn tiếp hợp) quyết định tốc độ phát triển chiều dài của xương

Nghiên cứu cho thấy, sụn tiếp hợp là một loại sụn tăng trưởng, chịu trách nhiệm chính trong việc quyết định tốc độ phát triển chiều dài cũng như bề dày của xương. Sụn này bao gồm rất nhiều lớp. Khi cơ thể bước sang giai đoạn phát triển, các lớp sụn mới sẽ liên tục được sinh ra để “thay thế” vào những lớp sụn cũ bị Canxi hóa trước đó. Theo vòng tuần hoàn, các lớp sụn bị Canxi hóa sẽ bổ sung dần vào các đầu xương, kích thích xương gia tăng độ dài, đồng thời tăng trưởng chiều cao.

Ở khía cạnh khác, có thể hình dung, trên phim X-quang chụp một vài bộ phận của cơ thể, điển hình như cánh tay, cổ chân, chúng ta dễ dàng nhận thấy được một khe hở “mảnh” ở các đầu xương ống quyển, khuỷu tay… đó được xem vị trí của những sụn tiếp hợp. Theo thời gian, đến một giai đoạn nhất định, khi quá trình “nối” sụn tiếp hợp diễn ra, chính thức khép lại “hành trình” tăng trưởng chiều cao, cũng là lúc khe hở trên phim X-quang không còn nữa.

Tuy nhiên, ở một vài trường hợp đặc biệt, quá trình cốt hóa xương có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn dự tính. Nếu cốt hóa sớm, trẻ sẽ mất nhiều cơ hội cao lớn so với các bạn cùng lứa. Nếu cốt hóa diễn ra muộn (trường hợp rất ít), trẻ sẽ được “giới hạn” thêm một khoảng thời gian nữa để cải thiện chiều cao.

Mặt khác, đối với thanh thiếu niên ở giai đoạn dậy thì, việc cơ thể trẻ không ngừng tiết ra các nội tiết tố tăng trưởng cũng đóng góp vào quá trình “hàn gắn” sụn tiếp hợp. Điều này cũng minh chứng rằng, việc làm tăng chiều cao ở người đã trưởng thành thông qua các “thần dược” là điều hoàn toàn vô lý, không có cơ sở…

Những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng, cốt hóa xương

Các chuyên gia cho biết, bên cạnh yếu tố di truyền, quá trình tăng trưởng và cốt hóa xương còn chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khác:

Yếu tố dinh dưỡng: Dinh dưỡng được xem là chìa khóa quan trọng giúp trẻ “bứt phá” chiều cao thuận lợi, an toàn. Do vậy, với những trẻ đang lớn, việc cơ thể thiếu hụt những dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển chiều cao như: Canxi, vitamin D sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng cũng như cốt hóa của xương. Ngoài ra, những trẻ mắc các bệnh nội tiết như: Bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp cũng tác động không nhỏ đến sự hấp thu các muối khoáng làm ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương.

Những thực phẩm giàu Canxi rất tốt cho quá trình tăng trưởng của xương
Những thực phẩm giàu Canxi rất tốt cho quá trình tăng trưởng của xương

Yếu tố vận động: Nghiên cứu có thấy, những lực kéo, lực ép hay lực trượt do ma sát đều tạo ảnh hưởng tích cực đến cấu tạo của cả hệ xương. Chính vì thế, thói quen vận động đúng cách được xem là một trong những chất “xúc tác” quan trọng để hệ xương phát triển tự nhiên.

Tình trạng xương sụn: Dù hiện tượng “tái tạo” xương sụn ở trẻ diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tuy nhiên khi trẻ có những “va chạm” ở các vùng như khuỷu, cổ tay, đầu gối, cổ chân… phụ huynh cần quan tâm và đặc biệt lưu ý tình trạng của trẻ. Bởi những tổn thương trên cơ, xương và khớp luôn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương sụn tiếp hợp. Khi sụn tiếp hợp gặp “rắc rối”, tình trạng xương khớp cũng như chiều cao của trẻ ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng trong những năm tháng sắp tới.

Blog sức khỏe
Đẳng cấp của
sự khác biệt
chung-nhan-csi-small
Tháng 11/2017, TVBUY vinh dự được cấp chứng nhận CSI - “Doanh nghiệp xuất sắc” được nhiều khách hàng hài lòng trong lĩnh vực phân phối thực phẩm chức năng. Đây là phần thưởng xứng đáng khẳng định những nỗ lực, phấn đấu và cải tiến không ngừng nghỉ trong quá trình thành lập và phát triển của TVBUY.
Với phương châm hoạt động “Vì sức khỏe vàng của người Việt”, TVBUY cam kết mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tốt nhất cho người tiêu dùng. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm đều có xuất xứ từ những tập đoàn danh tiếng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn Quốc Tế như cGMP.
Tất cả các sản phẩm của TVBUY đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ, được Cơ quan Quản lý Nhà nước tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.
up