Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao của trẻ?
Trong thời đại ngày nay, khi cuộc sống trở nên nhanh chóng và áp lực từ xã hội ngày càng gia tăng, việc chăm sóc sức khỏe cho con cái trở thành một ưu tiên hàng đầu của mỗi bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đôi khi, những dấu hiệu mà chúng ta có thể cho là bình thường có thể ẩn chứa những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt là khi nói đến vấn đề cân nặng của trẻ em. Mặc dù có thể cảm thấy hạnh phúc khi con mình có vẻ "đầy đặn" hơn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng có thể đây chỉ là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn: béo phì. Béo phì không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, kể cả chiều cao. Vậy nên, việc nhận biết và xử lý kịp thời vấn đề này là điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của các em nhỏ.
Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao của trẻ?
Béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích mỡ quá nhiều, cân nặng vượt chuẩn so với chiều cao. Béo phì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý.
Biểu hiện của béo phì gồm:
-
Tăng cân nhanh mỗi tháng
-
Mặt tròn, má sệ, cổ có ngấn
-
Bụng, bẹn, ngực, đùi, có lớp mỡ dày
-
Nhiều mô hôi khi hoạt động bình thường
Béo phì ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao của trẻ
Đối với người trưởng thành, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, sỏi mật, ung thư và các bệnh lý xương khớp, gout… Trong khi đó, trẻ em mắc béo phì thường có tâm lý tự ti, hình thành tính cách rụt rè, ngại giao tiếp, thậm chí trầm cảm.
Tính toán chỉ số BMI (Body mass index) là cách để đánh giá tình trạng cơ thể, liệu một người có đang bị béo phì hay không.
Công thức tính BMI như sau: BMI = Cân nặng /(chiều cao x chiều cao)
Trong đó, chiều cao tính bằng m, cân nặng tính bằng kg.
Kết quả chỉ số BMI trên mức 23 cho thấy chúng ta đang bị béo phì. Chỉ số BMI càng cao, tình trạng béo phì càng nghiêm trọng.
Với trẻ em, bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo tuổi là căn cứ để biết được con có đang bị béo phì hay không. Cha mẹ theo dõi bảng sau đây nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của con, kịp thời có điều chỉnh trong cách chăm sóc hằng ngày nếu con đang bị béo phì.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 2 – 20 tuổi
TUỔI |
NỮ |
NAM |
||
Cân nặng |
Chiều cao |
Cân nặng |
Chiều cao |
|
2 tuổi |
12 kg |
85,5 cm |
12,5 kg |
86,8 cm |
3 tuổi |
14,2 kg |
94 cm |
14 kg |
95,2 cm |
4 tuổi |
15,4 kg |
100,3 cm |
16,3 kg |
102,3 cm |
5 tuổi |
17,9 kg |
107,9 cm |
18,4 kg |
109,2 cm |
6 tuổi |
19,9 kg |
115,5 cm |
20,6 kg |
115,5 cm |
7 tuổi |
22,4 kg |
121,1 cm |
22,9 kg |
121,9 cm |
8 tuổi |
25,8 kg |
128,2 cm |
25,6 kg |
128 cm |
9 tuổi |
28,1 kg |
133,3 cm |
28,6 kg |
133,3 cm |
10 tuổi |
31,9 kg |
138,4 cm |
32 kg |
138,4 cm |
11 tuổi |
36,9 kg |
144 cm |
35,6 kg |
143,5 cm |
12 tuổi |
41,5 kg |
149,8 cm |
39,9 kg |
149,1 cm |
13 tuổi |
45,8 kg |
156,7 cm |
45,3 kg |
156,2 cm |
14 tuổi |
47,6 kg |
158,7 cm |
50,8 kg |
163,8 cm |
15 tuổi |
52,1 kg |
159,7 cm |
56 kg |
170,1 cm |
16 tuổi |
53,5 kg |
162,5 cm |
60,8 kg |
173,4 cm |
17 tuổi |
54,4 kg |
162,5 cm |
64,4 kg |
175,2 cm |
18 tuổi |
56,7 kg |
163 cm |
66,9 kg |
175,7 cm |
19 tuổi |
57,1 kg |
163 cm |
68,9 kg |
176,5 cm |
20 tuổi |
58 kg |
163,3 cm |
70,3 kg |
177 cm |
Nguyên nhân phổ biến gây ra béo phì ở trẻ
Tình trạng béo phì ở trẻ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Chế độ ăn không phù hợp
Trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm giàu đạm, đường, chất béo như thức ăn nhanh, nước ngọt, trẻ ăn vặt vào buổi tối. Năng lượng nạp vào nhiều hơn năng lượng đốt cháy. Năng lượng dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ, tích tụ tại nhiều vị trí trong cơ thể gây nên béo phì. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì ở hầu hết trẻ em hiện nay.
Lười vận động
Nếu trẻ ăn nhiều nhưng tích cực vận động sẽ đốt cháy năng lượng nạp vào, từ đó khống chế cân nặng luôn nằm trong mức chuẩn. Tuy nhiên, trẻ em nhiều nhưng lười vận động, năng lượng tích lũy thành mỡ thừa dẫn đến béo phì.
Ăn nhiều kết hợp với lười vận động dẫn đến béo phì
Di truyền
Nếu trẻ có người thân trong gia đình bị béo phì thì khả năng trẻ bị béo phì cũng rất cao. Trẻ có thể thừa hưởng các gen tiêu hao năng lượng, điều hòa dinh dưỡng và kích thích phát triển tế bào mỡ nên dễ bị thừa cân so với trẻ khác.
Thiếu ngủ
Khi giấc ngủ không đảm bảo sẽ cản trở quá trình trao đổi chất carbohydrate trong cơ thể, khiến đường trong máu tăng cao, insulin tăng lên, cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất béo.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm lượng leptin (hormone no) giảm xuống, lượng hormone gây đói (ghrelin) tăng lên, gây ra cảm giác thèm ăn thiên về các thực phẩm nhiều tinh bột, chất béo…
Béo phì tác động như thế nào đến chiều cao của trẻ?
Béo phì có thể gây ra nhiều tác hại đối với trẻ, một trong số đó là cản trở sự phát triển chiều cao. Xương của trẻ bị béo phì thường phát triển nhanh hơn so với các trẻ khác ở thời thơ ấu, nhưng đến giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ béo phì hạn chế hơn hẳn.
Nguyên nhân chính của tình trạng này được cho rằng là do hormone leptin được tiết ra từ tế bào chất béo. Lượng tế bào chất béo cao khiến leptin tiết ra càng nhiều. Leptin là loại hormone kích thích dậy thì sớm. Khi dậy thì sớm, trẻ có ít thời gian để phát triển chiều cao hơn bạn bè, do đó sẽ có chiều cao khiêm tốn hơn.
Mặt khác, nguy cơ chấn thương xương khớp ở trẻ béo phì cũng cao hơn do hệ xương phải đỡ khối lượng cơ thể lớn hơn khả năng của mình, dẫn đến gãy xương nếu xảy ra va đập. Nếu vị trí gãy nằm ở vị trí sụn tiếp hơn ở đầu xương, xương sẽ phát triển khó hơn, thậm chí xảy ra biến dạng xương, ảnh hưởng xấu đến chiều cao.
Trẻ béo phì thường thấp lùn khi trưởng thành
Do khối lượng cơ thể lớn, việc vận động ở trẻ béo phì cũng tốn sức và khó khăn hơn, khiến nhóm trẻ này có xu hướng lười vận động. Đây cũng là một yếu tố làm chiều cao kém phát triển ở trẻ béo phì. Mặt khác, những trẻ béo phì có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm này làm cản trở khả năng hấp thụ Canxi, giảm lượng Canxi tại xương. Do đó, xương yếu và tăng trưởng kém hơn khiến trẻ thấp bé khi trưởng thành.
Béo phì từ nhỏ có tăng chiều cao khi trưởng thành được không?
Béo phì là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển chiều cao. Trẻ bị béo phì từ nhỏ nhưng không được hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm cân thì khi trưởng thành sẽ có chiều cao rất khiêm tốn.
Việc tăng chiều cao khi trưởng thành là điều không thể với trẻ béo phì. Do chiều cao chỉ tăng trưởng trong khoảng 20 năm đầu đời. Sau tuổi 20, sụn tiếp hợp ở 2 đầu xương đã cốt hóa, xương không còn dài ra được nữa, chiều cao “dậm chân tại chỗ” dù trẻ đã kiểm soát cân nặng nằm trong ngưỡng chuẩn.
Các loại thực phẩm cần tránh cho trẻ béo phì
Nếu con đang thừa cân, béo phì, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm sau đây:
Đồ uống có đường
Các loại đồ uống ngọt như nước tăng lực, nước soda, nước trái cây đóng chai có hàm lượng đường cao, nhiều calo sẽ làm tăng mức năng lượng trong cơ thể. Trong khi đó nó lại không đem lại cảm giác no. Do đó, trẻ béo phì nên hạn chế sử dụng nhóm đồ uống này.
Bánh kẹo
Bánh quy, bánh ngọt, kẹo… chứa nhiều đường bổ sung fructose. Tiêu thụ nhiều fructose tăng cảm giác đói, thèm ăn, khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn. Điều này với trẻ béo phì là điều vô cùng nguy hiểm, khiến cân nặng của trẻ ngày càng tăng cao.
Trẻ béo phì nên hạn chế ăn bánh kẹo
Các món nướng
Các món nướng chứa nhiều chất béo chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì và làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì ở trẻ.
Khoai tây chiên
Các thực phẩm chiên như khoai tây chiên chứa nhiều calo, muối cùng nhiều chất béo có hại cho sức khỏe. Để chế biến khoai tây chiên, khoai tây sẽ được chiên ngập dầu để tạo độ giòn khiến hàm lượng chất béo ở mức rất cao. Món ăn này cũng không chứa chất xơ và protein nên không thể làm món ăn no. Trẻ béo phì nên tránh xa món ăn này nhé.
Bánh làm từ bột mì tinh chế
Bột mì tinh chế chứa nhiều calo và carbohydrate, ít chất xơ và protein. Trong khi ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ và giá trị dinh dưỡng cao hơn, tạo cảm giác no và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, bạn nên khuyến khích và cho con ăn các loại bánh làm từ bột mì nguyên cám, bột gạo lứt, bột lúa mạch đen nguyên cám… để cân nặng không bị tăng lên.
Trái cây sấy khô có đường
Trái cây sấy khô chứa nhiều calo hơn so với trái cây tươi vì chúng thường được bổ sung thêm đường. Điều này sẽ khiến cân nặng của trẻ tăng chóng mặt. Nên ưu tiên lựa chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô nhé.
Trái cây sấy thường được bổ sung thêm đường
Thịt chế biến sẵn
Thịt khô, thịt hun khói, xúc xích, thịt hộp… có nhiều muối, chất bảo quản nhưng lại ít dinh dưỡng. Dù nạp vào lượng calo cao nhưng khi ăn các loại thịt này lại không có lợi cho sức khỏe, làm tăng cân và thậm chí còn tăng nguy cơ ung thư ở trẻ. Với trẻ béo phì hay trẻ có cân nặng bình thường cũng nên hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn này nhé.
Những bài tập giúp giảm cân, tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ béo phì
Bài tập đứng gập người
Bài tập này kéo giãn gân kheo, chân và kéo căng cột sống, sẽ hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn kích thích các cơ quan vùng bụng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ bị béo phì.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, hai chân khép chặt, hai tay thả lỏng
-
Gập người về phía trước, chân vẫn giữ thẳng
-
Đầu ngón tay chạm sàn hoặc đặt cạnh bàn chân, đẩy hông hướng về trần nhà
-
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30s, sau đó thả lỏng, trở về tư thế chuẩn bị
-
Lặp lại bài tập 3-5 lần
Bài tập rắn hổ mang
Đây là tư thế cơ bản trong môn yoga khá đơn giản, trẻ em có thể thực hiện được. Tư thế rắn hổ mang kéo căng cột sống, đốt cháy mỡ bụng, rất tốt cho những trẻ bị béo phì muốn tăng chiều cao.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị ở tư thế nằm sấp, chân duỗi thẳng xuống sàn, hai tay thả lỏng cạnh vai
-
Từ từ nâng đầu và vai lên cao, chân vẫn ép sát xuống mặt sàn, đầu ngẩng cao
-
Giữ nguyên tư thế trong 30s
-
Thả lỏng, đưa cơ thể về tư thế chuẩn bị
-
Thực hiện bài tập 3-5 lần
Bài tập tư thế rắn hổ mang rất có lợi cho chiều cao
Bài tập tư thế cây cầu
Tư thế này đốt cháy phần mỡ bụng, tăng cường sức mạnh cho lưng, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm căng thẳng hiệu quả. Đây là những lợi ích rất tốt cho mục tiêu giảm cân và tăng chiều cao ở trẻ béo phì.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa, hai ban tay đặt sát hông, đầu gối co lên
-
Chống 2 chân xuống sàn, tư từ nâng hông lên cao, đầu và vai vẫn giữ nguyên, hai tay nắm lấy cổ chân
-
Giữ tư thế này trong 20-30 giây, sau đó thả lỏng, trở về tư thế chuẩn bị
-
Lặp lại bài tập 3-5 lần
Bài tập tư thế cánh cung
Đây là tư thế khó tuy nhiên nếu trẻ tập luyện được sẽ rất có lợi cho chiều cao, sức khỏe và mục tiêu giảm cân.
Cách thực hiện:
-
Nằm sấp, hai tay duỗi thẳng, hai chân khép lại
-
Đưa 2 tay lên cao từ phía sau, nâng cao chân sao cho 2 tay nắm được cổ chân
-
Gập lưng tối đa, đầu và cổ ngửa ra sau
-
Giữ nguyên tư thế trong 10 giây sau đó thả lỏng
-
Lặp lại bài tập 3-5 lần
Bài tập nhảy dây
Nhảy dây là trò chơi dân gian được rất nhiều trẻ em yêu thích, dễ chơi, vui nhộn và có thể hỗ trợ giảm cân đồng thời tăng chiều cao hiệu quả. Trẻ có thể tập luyện nhảy dây tại nhà mỗi khi có thời gian rảnh rỗi hoặc chơi cùng bạn bè. Nhảy dây từ 50-100 cái mỗi ngày, chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng cùng với đó là cơ thể săn chắc, giảm mỡ thừa.
Nhảy dây vừa giảm cân vừa tăng chiều cao cho trẻ
Bài tập tư thế trẻ em
Cách tập luyện:
-
Chuẩn bị ở tư thế ngồi trên đầu gối
-
Gập người về phía trước giữa hai đùi
-
Vươn tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối, vai thả lỏng trên sàn
-
Giữ tư thế trong 30s, sau đó thả lỏng về tư thế chuẩn bị
-
Lặp lại bài tập 3-5 lần
Béo phì ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên cũng như sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ nên có phương án chăm sóc sức khỏe phù hợp để con khỏe mạnh, cao lớn và sở hữu cân nặng đạt chuẩn.
- Tin liên quan: 20 tuổi còn tăng chiều cao được không?