Trẻ 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Lứa tuổi dậy thì, trẻ cần được chăm chút nhiều hơn để đạt tốc độ tăng trưởng tối đa. Bằng cách nắm rõ thông tin trẻ 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?, cha mẹ có thể xây dựng kế hoạch phù hợp với thể trạng của trẻ, tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng vượt bậc của trẻ trong “giai đoạn vàng”. Hãy cùng TVBUY tìm hiểu về chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi và những phương pháp tăng chiều cao cho trẻ trong giai đoạn này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi là bao nhiêu?
Chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi được theo dõi dựa theo Bảng chiều cao cân nặng chuẩn độ tuổi do WHO đưa ra. Những chỉ số này là kết quả từ cuộc khảo sát chiều cao, cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên thuộc nhiều nhóm tuổi ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Theo đó, chiều cao chuẩn của bé trai 10 là 138.6cm và chiều cao chuẩn của bé gái ở tuổi lên 10 là 137.8cm.
Chiều cao chuẩn của bé trai 10 tuổi là 138.6cm
Phần lớn các bé trai khi 10 tuổi sẽ đạt chiều cao chuẩn là 138.6cm. Cũng có không ít trường hợp bé sẽ cao hơn hoặc thấp hơn mốc chuẩn này. Vậy nên, chỉ cần chiều cao của trẻ nằm trong khoảng 125.8 cm - 151.4 cm thì đã được xem là đạt chuẩn chiều cao tuổi lên 10.
Chiều cao chuẩn của bé gái 10 tuổi là 137.8cm
Cũng tương tự như bé trai, các bé gái 10 tuổi sở hữu chiều cao trung bình 137.8cm. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ tăng trưởng chậm hơn mức này. Miễn là chiều cao khi 10 tuổi của bé vẫn nằm trong khoảng 125cm - 150.5cm thì được xem là tăng trưởng đạt chuẩn.
Chiều cao chuẩn của bé trai 10 là 138.6cm và chiều cao chuẩn của bé gái ở tuổi lên 10 là 137.8cm
Cách tính chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi
Để tính chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi, có 2 việc cha mẹ cần thực hiện: Thứ nhất là tiến hành đo chiều cao của con; Thứ hai là đối chiếu với Bảng chiều cao cân nặng chuẩn.
Thước dây, thước đứng, bảng đo chiều cao là những vật dụng đo chiều cao ít sai số. Để nhận được kết quả đo chiều cao chính xác nhất, cha mẹ nên tiến hành lúc trẻ vừa ngủ dậy sau đêm dài. Chiều cao đo được khi này chính bằng chiều cao thực tế của trẻ. Ngoài ra, có một số lưu ý khi dùng thước đo chiều cao cho trẻ 10 tuổi ít sai sót như sau:
-
Đo chiều cao bằng thước dây: Vạch số 0 của thước đặt ở vị trí bàn chân tiếp đất. Kéo dài thước đến phần đỉnh đầu. Khoảng cách giữa đầu thước và điểm chạm ở đỉnh đầu chính là chiều cao của trẻ.
-
Đo chiều cao bằng thước đứng: Thanh trượt ngang chạm nhẹ vào phần đỉnh đầu trẻ với lực vừa đủ, không đè nén hoặc tạo khoảng cách xa đầu.
-
Đo chiều cao bằng bảng đo: Các bảng đo chiều cao này thường được dán dính với tường. Nếu sử dụng thước đo loại này, cha mẹ chú ý dán mức 0 của thước bằng với điểm gót chân chạm sàn của trẻ.
Khi đo chiều cao, trẻ cần cởi bỏ mũ, vớ, dép mang trong nhà để thu được kết quả chính xác nhất. Cha mẹ cũng có thể ghi lại các kết quả đo này để đối chiếu với những lần tiếp theo, nắm được xu hướng tăng trưởng của trẻ.
Sau khi thu được kết quả đo chiều cao, hãy đối chiếu với chỉ số chuẩn của WHO mà TVBUY đã đưa ra ở đầu bài viết. Nếu chiều cao đo được của trẻ nằm trong mức này có nghĩa là trẻ đã đạt chuẩn chiều cao tuổi lên 10.
Cách đo chiều cao cho trẻ 10 tuổi bằng thước đứng
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi
Đạt được chiều cao chuẩn ở tuổi lên 10 là kết quả từ kế hoạch tăng trưởng chiều cao ở những giai đoạn trước. Duy trì lối sống khoa học, trẻ sẽ tiếp tục tăng trưởng, thậm chí là mạnh mẽ hơn trước vì đây là giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, nếu trẻ tăng trưởng chậm hơn ở giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi.
Dậy thì muộn
Thông thường bé gái sẽ bắt đầu dậy thì trong khoảng 8 - 12 tuổi và bé trai từ 11 - 13 tuổi. Bé gái dậy thì sau 12 tuổi và sau 13 tuổi ở bé trai thì được xem là dậy thì muộn. Trẻ dậy thì muộn có trải qua giai đoạn phát triển nhảy vọt chiều cao chậm hơn so với bạn bè đồng tuổi. Nếu nhận biết sớm, theo dõi và điều trị kịp thời, trẻ vẫn có cơ hội đạt được chiều cao khi trưởng thành.
Cân nặng vượt mức cân đối
Sở hữu một thân hình cân đối không chỉ cần đạt chiều cao chuẩn mà còn cần mức cân nặng tương xứng. Trọng lượng quá cỡ khiến các khớp xương bị đè nén, khó phát triển ở mức tối đa. Hơn nữa, cân nặng quá mức còn phản ánh lối sống chưa lành mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu cần phải giải quyết để trẻ bắt kịp tốc độ tăng trưởng của độ tuổi.
Trẻ chậm tăng trưởng do thiếu dinh dưỡng
Chậm tăng trưởng do thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến. Đối với sự phát triển chiều cao của trẻ 10 tuổi nói riêng và mọi độ tuổi nói chung, dinh dưỡng chiếm 32% và là yếu tố quan trọng nhất. Dinh dưỡng kém dẫn đến hoạt động của các cơ quan bị suy giảm. Khi xương không nhận đủ lượng dưỡng chất, rất khó để phát triển tối đa.
Hơn nữa, việc thiếu dinh dưỡng của trẻ có thể xuất phát từ thói quen ăn uống kém lành mạnh. Trẻ thích ăn đồ dầu mỡ, đồ ngọt, uống nước ngọt, nước có ga,... đều ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng mà cơ thể nhận được.
Mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm tăng chiều cao
Mất cân bằng giữa các dưỡng chất
Tại sao mất cân bằng các dưỡng chất lại là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng so với độ tuổi? Thực tế cho thấy, hầu hết các cha mẹ chỉ tập trung bổ sung canxi cho trẻ vì đây là khoáng chất có liên quan đến cấu tạo của xương. Tuy nhiên, hấp thụ dư thừa khiến trẻ mắc các tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trẻ thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh nắng
Nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ trẻ em thiếu vitamin D ngày càng tăng cao, đặc biệt là trẻ sống ở thành thành thị. Vitamin D từ thực phẩm không phải là nguồn cung cấp tối ưu, thay vào đó là ánh nắng mặt trời. Việc trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến thiếu vitamin D và cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 10 tuổi chậm tăng chiều cao.
Chậm tăng trưởng do ít vận động
Vận động giúp xương khớp được dẻo dai, tăng độ linh hoạt, đồng thời tăng chiều cao. Với trẻ ít vận động, xương khớp ít linh hoạt, rất dễ bị chấn thương. Không vận động có thể dẫn đến tình trạng đóng khớp sớm, rút ngắn thời gian phát triển chiều cao.
Môi trường sống kém lành mạnh
Môi trường sống kém lành mạnh có thể tác động đến nhiều thói quen sống của trẻ. Sự tác động của gia đình chẳng hạn như việc hút thuốc của cha cũng mang đến ảnh hưởng tiêu cực. Căng thẳng cũng là một yếu tố làm giảm cơ hội phát triển của trẻ.
Trẻ thức khuya
Hormone tăng trưởng tiết ra trong lúc ngủ là yếu tố tối quan trọng đối với sự phát triển chiều dài của xương. Việc trẻ thức quá 23 giờ mỗi ngày sẽ tác động trực tiếp đến hàm lượng hormone này. Kết quả là chiều cao chậm tăng lên.
Tăng trưởng chậm do các vấn đề về xương
Trẻ tăng trưởng liên tục ở các độ tuổi trước nhưng lại chậm hơn ở độ tuổi này, nguyên nhân có thể do sai tư thế. Việc này khiến cấu trúc xương của trẻ thay đổi, tăng nguy cơ gặp các vấn đề về xương. Về lâu dài trẻ không thể sửa được, từ đó gây mất chiều cao vĩnh viễn.
Sai tư thế có thể dẫn đến các vấn đề về xương khiến chiều cao trẻ 10 tuổi bị kìm hãm
Tiếp xúc với chất kích thích
Độ tuổi dậy thì có thể khiến trẻ suy nghĩ bồng bột hơn, tìm đến thuốc lá, rượu bia để giải tỏa những áp lực hay thể hiện bản thân. Tuy nhiên dù với lý do nào đi chăng nữa, việc sử dụng chất kích thích đều mang tới tác động tiêu cực với sự phát triển chiều cao.
Những yếu tố quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ 10 tuổi
Có nhiều yếu tố quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ 10 tuổi. Khai thác các yếu tố này là cách để giúp con yêu tăng trưởng chiều cao hiệu quả. Dưới đây là những cách tối ưu các yếu tố tăng trưởng, giúp con yêu chinh phục chiều cao.
Luôn sẵn sàng bước vào thời điểm dậy thì
Dậy thì là một trong ba giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt bậc của trẻ. Những thói quen lành mạnh về chế độ dinh dưỡng, vận động cơ thể và sinh hoạt từ trước đó chính là nền tảng để trẻ có thể bứt tốc chiều cao ở giai đoạn này. Hơn nữa, trong những năm tháng trẻ dậy thì, sẽ có 2 - 3 năm tăng trưởng vượt bậc, tức là trẻ có thể đạt mức 7 - 9cm/năm nếu được chăm sóc tốt.
Giữ trọng lượng phù hợp với cân nặng
Đối với chiều cao chuẩn 125.8 cm - 151.4 cm của bé trai 10 tuổi, cân nặng chuẩn là 23.3 - 46.9 (kg). Trong khi đó, cân nặng tương ứng với chiều cao chuẩn 125 - 150.5cm của bé gái 10 tuổi là 23.2 - 45 (kg). Để tính chính xác hơn, cha mẹ có thể dựa vào công thức tính chỉ số khối cơ thể với cân nặng chia bình phương chiều cao. Mức BMI của trẻ nằm trong khoảng 18.5 - 24.5 thì được xem là cân đối.
Đầu tư dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ
Dinh dưỡng cho xương phát triển hầu hết đến từ các thực phẩm có trong bữa ăn. Vậy nên những trẻ được chăm chút kỹ lưỡng về dinh dưỡng, chiều cao luôn nổi bật hơn hẳn so với nhóm trẻ còn lại. Trẻ 10 tuổi cần được cung cấp hàm lượng lớn Canxi cho sự phát triển mạnh mẽ của xương ở giai đoạn dậy thì.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trẻ 10 tuổi cần khoảng 1000mg Canxi mỗi ngày. Rau lá xanh, đặc biệt là các loại rau cải, bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào Canxi. Ngoài ra còn có trái cây có múi như cam, bưởi, dâu tây, kiwi. Hải sản, đặc biệt là cá béo và động vật có vỏ cũng là lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn của trẻ.
Cân bằng Canxi và các dưỡng chất cần thiết
Canxi là khoáng chất quan trọng nhất đối với xương. Tuy nhiên, chỉ mỗi Canxi thì xương không thể nào phát triển tối ưu và chắc khỏe. Theo đó, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết khác như:
-
Kẽm giúp cải thiện hệ miễn dịch, duy trì nền tảng sức khỏe tốt để tăng trưởng tối đa
-
Phốt pho, vitamin D3, vitamin K hỗ trợ hấp thụ Canxi và cân bằng Canxi
-
Magie góp phần chăm sóc chất lượng giấc ngủ, tối ưu hàm lượng hormone tăng trưởng
-
Collagen Type 2 giúp khớp xương thêm linh hoạt, ngăn ngừa sự đào thải Canxi khỏi xương
Ngoài thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hỗ trợ tăng chiều cao cũng làm rất tốt chức năng này. Hơn nữa, bằng cách ứng dụng tiến bộ khoa học như công nghệ nano - nano canxi hay công nghệ thủy phân - collagen type 2 thủy phân, trẻ có thể nhận được đầy đủ các dưỡng chất này mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Tăng trưởng chiều cao tốt diễn ra khi trẻ nhận đủ các chất dinh dưỡng và sống lành mạnh
Bổ sung vitamin D bằng việc tăng cường tiếp xúc với ánh nắng
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương. Vai trò của vi chất này là giúp quá trình hấp thụ Canxi diễn ra thuận lợi. Bổ sung vitamin D giúp quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương diễn ra thuận lợi, xương thêm chắc khỏe.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành 10 - 15 phút vào buổi sáng hoặc buổi chiều để phơi nắng. Tối ưu hơn, có thể kết hợp với các hoạt động vận động hoặc thể thao ngoài trời. Trẻ không cần phơi nắng quá nhiều, chỉ cần 2, 3 ngày trong tuần là đủ.
Nhắc nhở trẻ duy trì tư thế đúng trong các hoạt động
Tư thế giúp quá trình phát triển của xương diễn ra thuận lợi. Một tư thế với phần lưng được giữ thẳng cũng giúp trẻ thêm phần tự tin hơn. Nếu trẻ hiện đã có thói quen sai tư thế, cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đai nịt lưng, bàn học chống gù, đai chống gù,... Các bộ môn như yoga hay stretch cũng giúp cải thiện tư thế rất hiệu quả.
Không để trẻ tiếp xúc với các chất kích thích
Nicotine trong thuốc lá, methanol trong rượu bia có thể tăng đào thải lượng canxi trong cơ thể, khiến xương suy yếu. Sử dụng các sản phẩm này còn làm nguy hại đến chức năng của nhiều cơ quan khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, để giúp trẻ tăng chiều cao tối đa tuổi lên 10, cha mẹ nên cho trẻ biết tác hại và lời khuyên không dùng sản phẩm này.
Khuyến khích trẻ chơi thể thao và tăng thời gian vận động cơ thể
7 ngày trong tuần, trẻ nên có ít nhất 5 ngày chơi thể thao, 2 ngày còn lại có thể thay thế tập thể dục bằng các hoạt động vận động. Dù là hoạt động thể chất nào, trẻ chỉ cần chơi vừa đủ sức mình hoặc ít nhất là 45 - 60 phút. Bơi lội và bóng rổ được đánh giá là hai môn thể thao kích thích tăng trưởng tốt nhất. Ngoài ra, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, nhảy dây,... cũng là những gợi ý hay.
Khi chơi thể thao, hãy đảm bảo rằng trẻ đã thực hiện đúng các kỹ thuật, động tác và tư thế. Thực hiện các bài làm nóng cơ trước khi vào bộ môn chính sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương. Tương tự, sau khi chơi thể thao, trẻ cũng cần thực hiện các bài giãn cơ.
Chơi thể thao giúp tăng chiều cao và tăng cường đề kháng cho trẻ
Hạn chế cho trẻ dùng các món ăn, thức uống kém dinh dưỡng
Để phát triển chiều cao tốt, trẻ cần từ bỏ những món ăn, thức uống không tốt cho chiều cao. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức uống có ga hay nước ngọt là những điều nên làm. Thay vào đó bằng các loại thực phẩm tự nhiên, nước lọc hoặc nước ép trái cây. Nếu trẻ thích ăn vặt, hãy tìm hiểu các sản phẩm ăn vặt làm từ rau củ.
Trẻ nên đi ngủ vào lúc 22h30 và có giấc ngủ tốt
23 giờ là thời điểm hormone tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ nhất. Nếu trẻ đã say giấc trước thời điểm này, lượng nội tiết tố có thể đạt tối đa. Điều đó cũng có nghĩa là, trẻ nên bắt đầu đi ngủ từ 22h - 22h30 mỗi đêm. Một số thói quen trước khi ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn như ngâm chân với nước ấm, thực hiện các bài tập kéo giãn, bài tập thở,...
Trẻ 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? - Chắc hẳn qua bài viết này cha mẹ đã nắm rõ. Hy vọng rằng cha mẹ đã biết cách xác định chiều cao chuẩn của trẻ 10 tuổi. Đồng thời, tối ưu được những yếu tố tăng trưởng giúp con yêu bứt phá chiều cao tuổi dậy thì.
- Tin liên quan: Chiều cao cân nặng chuẩn của nữ giới